Tình hình phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49)

* Dân số:

Dân số huyện Võ Nhai năm 2013 là 65.914 người, trong đó có 3.691 nhân khẩu ở thành thị (chiếm 5,6%), số nhân khẩu ở nông thôn là 62.223 khẩu (chiếm 94,4%). Theo thống kê gần nhất trong báo cáo kết quả công tác dân tộc huyện Võ Nhai giai đoạn 2009-2013 thì dân số hiện nay của huyện là 68.518 khẩu với 16.755 hộ[19]. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011 - 2013 khoảng 1%/năm, tỷ lệ nam nữ tương đương tỷ lệ quốc gia.

Mật độ dân số trung bình: 79 người/km2, phân bố không đều giữa các vùng, đông nhất ở các khu trung tâm huyện, dọc đường Quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu vùng xa có mật độ thấp: 24-27 người/km2.

Bảng 3.4: Tình hình dân số huyện Võ Nhai giai đoạn 2011-2013 Phân theo giới

tính Phân theo thành thị, nông thôn Tổng số ( người ) Nam Nữ Thành thị Nông thôn I, Dân số (Người) 2011 65.046 32.640 32.406 3.643 61.403 2012 65.583 32.910 32.673 3.673 61.910 2013 65.914 33.076 32.838 3.691 62.223 II, Tỷ lệ tăng (%) 2011 100,52 100,52 100,53 102,33 100,42 2012 100,83 100,83 100,82 100,82 100,83 2013 100,84 100,84 100,81 100,81 100,84

III, Cơ cấu (%)

2011 100 50,17 49,83 5,60 94,40

2012 100 50,18 49,82 5,60 94,40

2013 100 51,00 49,00 5,60 94,40

(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Võ Nhai)[4]

94,4%

5,6%

Thành thị Nông thôn

* Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em: Dân tộc Kinh chiếm 32,1%, Tày: 22,7%; Nùng: 20,2%; Dao 14,1%; Mông: 6,2%; Sán Chay: 4,3%; Sán Dìu: 0,3%; Mường: 0,1%.

32,1 22,7 20,2 14,1 6,2 4,3 0,3 0,1 Kinh Tày Nùng Dao Mông Sán Chay Sán Rìu Mường

Biểu đồ 3.3: Thành phần các dân tộc huyện Võ Nhai

Trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao phân bố ở hầu khắp địa bàn các xã. So với các huyện thị khác thì tỷ lệ dân tộc Kinh của huyện thấp, có thể nói đây là huyện có đa thành phần dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số.

* Tôn giáo :

Hiện nay trên địa bàn có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo và Đạo Tin Lành.

- Phật giáo: Chủ yếu là các hoạt động tín ngưỡng thờ Phật tại chùa Xả (Xóm Làng Lường, thị trấn Đình Cả) và Đền Đình Cả (Phố Đình Cả), có khoảng 50 người chủ yếu là các cụ cao tuổi, trung niên tham gia quy y tam bảo.

- Công giáo: Có một điểm nhóm sinh hoạt tại xóm Đồng Chăn, xã Lâu Thượng, có 104 tín đồ đa phần là những người có quê quán từ các tỉnh khác về định cư, sinh sống trên địa bàn xã Lâu Thượng, thị trấn Đình Cả.

- Đạo tin lành : Có 13 điểm nhóm với tổng số 2.629 tín đồ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, đã được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt, có sự phối hợp với chính quyền cấp xã và đăng ký các nội dung hoạt động đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong các điểm nhóm này có 8 trưởng điểm nhóm được phong phẩm là Truyền đạo, có thông báo và đăng ký hoạt động tôn giáo do Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc đăng ký cho chức sắc.

* Y tế:

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có chuyển biến mạnh mẽ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từ huyện đến xã được quan tâm đầu tư, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 3 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020.

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế của huyện Võ Nhai

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I. Số cơ sở y tế 19 19 19 Bệnh viện 1 1 1 Phòng khám đa khoa KV 2 2 2 Trạm y tế xã phường 15 15 15 Trung tâm y tế 1 1 1 II. Số giường bệnh 175 175 185 Bệnh viện 90 90 100 Phòng khám đa khoa KV 10 10 10 Trạm y tế xã phường 75 75 75 Trạm điều dưỡng 0 0 0 III. Cán bộ ngành y, dược 168 183 190 1. Ngành Y Bác sỹ và trên đại học 38 38 43 Y sỹ, kỹ thuật viên 35 41 44

Y tá, Điều dưỡng viên 62 71 69

Nữ hộ sinh 17 17 17

2. Ngành dược 16 16 17

Dược sỹ cao cấp 1 1 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dược sỹ trung cấp 15 15 15

Dược tá 0 0 0

Hàng năm sự đầu tư cho ngành y tế ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng, trong năm 2013 số giường bệnh được tăng lên 10 chiếc, đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn được bổ sung thêm 8 cán bộ. Tuy nhiên sự đầu tư chủ yếu ở các bệnh viện lớn, bệnh viện huyện còn các trạm y tế, cơ sở y tế ở các xã còn rất nghèo làn, thiếu thốn; đặc biệt những xã vùng sâu vùng xa các thiết bị phục vụ cho việc khám bệnh ở địa phương hầu như không có, đội ngũ cán bộ y tế thôn bản còn non yếu về trình độ.

* Giáo dục

Hiện nay toàn huyện có 64 trường học từ cấp học mầm non đến bậc THCS, 03 trường THPT và 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia từ bậc mầm non đến THCS là 28 trường, đạt tỷ lệ 43,8%. Huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt phổ cập THCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Các chính sách dân tộc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm thực hiện, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường, tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đạt trên 80%, tạo điều kiện thuận lợi cho các em dân tộc đến lớp.

Trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện tổ chức liên kết đào tạo với nhiều đơn vị của tỉnh, huyện đã giúp đỡ nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn cho nhiều đối tượng, thường xuyên mở các lớp dày nghề cho người lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

* Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao từng bước được đổi mới cả về nội dung và hình thức. Kịp thời thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, quan tâm bảo tồn, tôn tạo, quản lý các khu di tích lịch sử.

Hiện nay toàn huyện đã có 14/15 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã, riêng xã Liên Minh sẽ hoàn thành thi công đường nhựa đến trung tâm xã trong năm 2014, từ năm 2009 đến nay có trên 50km đường giao thông thôn xóm được cứng hóa theo chương trình nông thôn mới. Năm 2009 mới có 9 xã, thị trấn có trụ sở làm việc đạt chuẩn đến nay 100% xã, thị trấn có trụ sở làm việc 2 tầng, đáp ứng cơ bản các điều kiện làm việc của cán bộ, công chức xã. Hệ thống trường, trạm, bệnh viện và các trung tâm đã được kiên cố hóa cơ bản.

- Tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2009 là 70,8% đến năm 2013 tăng lên 73,9%.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia năm 2013 là 89%, tăng 7% so với năm 2009.

- Cứng hóa kênh mương nội đồng thực hiện được 32.111km

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49)