Tình hình phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt 12,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 8,425 triệu đồng/người, năm 2014 ước đạt 14,25 triệu đồng/người [19].

Cơ cấu kinh tế của huyện là: nông, lâm nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ, luôn chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 953,545 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 1.488,4 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 2010).

Thu cân đối ngân sách năm hàng năm đều tăng từ 15% trở lên, năm 2009 đạt 10,694 tỷ đồng; đến năm 2013 đật 17,762 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2014 đạt 20 tỷ đồng.

* Sản xuất nông, lâm nghiệp

Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2009 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt là 35 triệu đồng, đến năm 2013 đã đạt 51 triệu đồng, bình quân lương thực đầu người năm 2009 đạt 682kg/người/năm, đến năm 2013 đạt 797 kg/người/năm. Chăn nuôi phát triển ổn định, mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tích cực chỉ đạo triển khai trồng rừng theo các dự án, bình quân 5 năm từ 2009 – 2013 mỗi năm trồng được 948,12 ha rừng, độ che phủ rừng năm 2013 đạt 65,2% tăng 2% so với năm 2009.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở huyện Võ Nhai giai đoạn 2010-2013 Chia ra Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ I.Giá trị (Triệu đồng) 2010 497.114 336.228 116.602 44.284 2011 684.663 459.737 177.222 47.704 2012 762.741 473.671 249.819 39.252 2013 795.563 507.115 242.181 46.267

II. Cơ cấu (%)

2010 100 67,65 23,46 8,89

2011 100 67,15 25,88 6,97

2012 100 62,1 32,75 5,15

2013 100 63,74 30,44 5,82

(Nguồn:Chi cục thống kê huyện Võ Nhai)[4]

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp luôn có sự biến động qua các năm không tuân theo quy luật. Cụ thể giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2011 giảm từ 67,15% xuống 62,1% vào năm 2012 và đến năm 2013 tăng lên 63,74%. Giá trị chăn nuôi tăng từ 25,88% năm 2011 đến 32,75% năm 2012 đến năm 2013 giảm xuống còn 30,44%, có thể nói tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt đỉnh điểm năm 2012. Tương tự ngành dịch vụ cũng vậy giảm từ 6,97% năm 2011 xuống 5,15% năm 2012 và đến năm 2013 tăng lên 5,82%.

Khi nhìn bảng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở huyện Võ Nhai có thể thấy rõ tỷ trọng của trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn hơn cả, tiếp đến là chăn nuôi và dịch vụ. Như vậy có thể thấy trên địa bàn huyện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp còn chưa phát triển đặc biệt là các

xã vùng sâu, vùng xa nên tỷ trọng đóng góp của dịch vụ nông nghiệp còn thấp chỉ bằng 1/10 so với trồng trọt, 1/4 so với chăn nuôi.

* Công nghiệp – xây dựng:

Giá trị ngành công nghiệp – xây dựng đều tăng qua các năm. Huyện đã có kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Võ Nhai đến năm 2020, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm 2009 là 62.495 triệu đồng, năm 2014 ước đạt 102.064 triệu đồng, tăng 63,3%.

* Thương mại – dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ có chuyển biến tích cực, số hộ kinh doanh có đăng ký nộp thuế ngày càng tăng, năm 2010 có 1.193 hộ, đến năm 2014 có 1.354 hộ kinh doanh, các chợ phiên được duy trì hoạt động tốt, hàng hóa phong phú.

Hàng năm đều tổ chức được các hội chợ đưa hàng hóa về nông thôn, các hoạt động vận tải, ngân hàng, bưu chính, viễn thông đều có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Bình Long, La Hiên, Sảng Mộc của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47)