- Quang Tá: hiệu Phúc Đức, sinh khoảng năm Đinh Mùi (1547) Cụ đỗ
Từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam bị thực dân Pháp – Mỹ xâm lược và biến
thành thuộc địa .
Trong thời gian này, những người con của dòng họ Đàm Thận cùng với nhân dân cả nước đã đứng lên chiến đấu anh dũng chống giặc, có nhiều người đã xả thân, hy sinh cả tuổi xuân và tính mạng mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Ngay từ những ngày đầu tiên, khi thực dân Pháp mới tiến hành đánh Nam kì, Nguyễn Tư Giản đã dâng sớ xin phép vua và mộ quõn cựng Đốc học Phạm Văn Nghị vào Nam đánh giặc.Tiến sĩ Hoàng Văn Hòe viết bài thơ thôi thúc lòng dân chống giặc:
Vua nước lo hôm sớm Kinh xưa khói mịt mùng
Quân ta mau tiến phát
Thẳng đến thành Hoàng Long
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Đứng trước nạn ngoại xâm tàn phá non sông, khắp nơi trên mọi miền đất nước, các sĩ phu, văn thân cùng nhân dân đứng lên đánh giặc. Vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng về truyền thống khoa bảng nay trở thành căn cứ địa của nghĩa quân Đề Thám, Nguyễn Cao, Cai Kinh,…dũng họ Đàm Thận có nhiều người rất tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh yêu nước ấy, tiêu biểu có Đàm Thận Mỹ, đi theo nghĩa quân Đề Thám, giữ chức đội trưởng nên được gọi là Đội Mỹ,...Đàm Trung Quân, sau đổi là văn Quân, đi theo kháng chiến, trong ban tuyên truyền địch vận, sau về làm phó ty kiến trúc Hà Bắc. Đàm Trung Bảo,
đi theo kháng chiến từ năm 1948, là dược sĩ các sư đoàn: 308, 320. Đàm Trung Sách- tức Lê Minh:là Ủy viên Ban tuyên truyền Liên khu Việt Bắc... Tớnh riêng dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp- Mỹ, có hơn 50 thành viên tòng quân, trực tiếp tham gia đánh giặc. Khi lập lại hòa bình, dòng họ Đàm Thận có 7 thương binh, 5 liệt sỹ (Đàm Thận Triện, Đàm Thận Lự, Đàm Thận Lùng, Đàm Thận Nhạ, Đàm Trung Giang). Mẹ liệt sĩ Đàm Thận Lự được phong là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.Thương binh Đàm Thế Cẩn là chiến sỹ quân đoàn 32, tham gia chiến dịch Điện Biên năm 1954, bị thương khi tấn công sân bay Mường Thanh ...
• Những đóng góp về khoa học kỹ thuật, giáo dục :
Từ 1975 đến nay đất nước hòa bình và thống nhất, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những người con của dòng họ Đàm Thận có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Tiêu biểu có các gương mặt sau: Đàm Trung Bảo, là tiến sĩ chuyên ngành Hóa dược, được công nhận chức danh giáo sư chuyên ngành hóa dược năm 1984. Đàm Trung Bảo nghiờn cứu phức chất ion kim loại, trung tâm là các nguyên tố vi lượng và phối tử, là các thuốc hay có chất có tác dụng sinh học, chống oxi hóa. Đàm Trung Đồn, giáo sư tiến sĩ Vật lý. Đàm Trung Đồn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực Vật lý điện tử, Vật lý chất rắn, Vật lý bán dẫn.đặc biệt về vật lý linh kiện và sennơ, vật lý tõm sõu trong bán dẫn cộng hưởng từ. Đàm Hiếu Nhuệ, giáo sư kinh tế, nghiên cứu lĩnh vực kinh tế , quản lý, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân; quản trị doanh nghiệp, công nghiệp; phát triển các chương trình đào tạo cán bộ quản lý nhà nước theo các loại hình đào tạo cán bộ quản lý điều hành bậc cao trong doanh nghiệp. Ngoài ra giáo sư đã công bố trên 50 bài báo khoa học chuyên ngành ở các tạp chí, hội nghị, kỷ yếu khoa học; chủ trì và tham gia 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và cấp bộ. Đàm Thanh Sơn là con trai giáo sư Đàm Trung Bảo: năm 15 tuổi đoạt giải nhất Quốc tế môn Toán ,
lần thứ 25, năm 1984, tổ chức tại Tiệp Khắc. Hiện nay đang là giáo sư trường đại học Columbia- Mỹ. Đàm Hiếu Chí: là con giáo sư Đàm Trung Đồn, đoạt giải 3 kỳ thi Tin học quốc tế lần 3, năm 1991, tổ chức tại Hy Lạp .
Không chỉ tham gia nghiên cứu khoa học, nhiều thành viên của dòng họ Đàm Thận cũn cú đóng góp trong lĩnh vực giáo dục. Giáo sư Đàm Trung Bảo từng là giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, trực tiếp hướng dẫn nhiều luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ...Đặc biệt, ụng đó công bố 41 bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành và viết nhiều cuốn sách là giáo trình của trường Đại học Dược ngày nay. Do có những đóng góp to lớn như vậy nên Giáo sư được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng Ba, huân chương lao động hạng Ba, huy chương chiến sĩ vẻ vang, huy chương vì sự nghiệp y tế, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, huy chương vì thế hệ trẻ.
.Giáo sư Đàm Trung Đồn cũng từng là cán bộ giảng dạy trường Đại học tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học khoa học Tự nhiên, đã giảng dạy cho nhiều khóa sinh viên, lớp cao học của trường Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội,hướng dẫn thành công 7 luận án tiến sỹ, một số luận án Thạc sỹ và nhiều đồ án tốt nghiệp cử nhân. Được nhà nước tặng thưởng :Huân chương kháng chiến hạng Nhì và hạng Ba,Huân chương lao động hạng Nhì, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ, Huy chương vì sự nghiệp đoàn kết dân tộc, Danh hiệu Nhà giáo Ưu Tú. Giáo sư Đàm Hiếu là phó chủ nhiệm bộ môn Kinh tế công nghiệp, khoa Kinh tế công nghiệp, phó chủ nhiệm khoa sau đại học, trưởng khoa Sau đại học- Đại học kinh tế quốc dân; phát triển các chương trình đào tạo cán bộ quản lý nhà nước theo các loại hình đào tạo cán bộ quản lý điều hành bậc cao trong doanh nghiệp.Giáo sư đã hướng dẫn thành công 17 luận án tiến sĩ và nhiều luận án Thạc sỹ. Đồng thời Đàm Hiếu Nhuệ cũng viết nhiều cuốn sách về kinh tế, trong đó có giáo trình đại học.
Với những đóng góp trên, Giáo sư được nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhất; Danh hiệu chiến sỹ thi đua và nhiều giấy khen cùng bằng khen khác.
Ngày nay, dòng họ Đàm Thận còn có nhiều người thành đạt, con trai, con gái, dâu, rể đều làm cán bộ của các trường đại học, viện nghiên cứu, là các doanh nhân, thợ thủ công có tay nghề cao,...
Con cháu họ Đàm Thận ở các chi nhánh khác, cũng có nhiều gương mặt xuất sắc… Ở đây , chúng tôi xin nêu tên một số nhân vật tiêu biểu như : Thiếu tướng Đàm Quang Thỡn-chi Quảng Ninh, Trung tướng Đàm Quang Trung – chi nhánh Cao Bằng, Đàm Oỏnh, Đàm Tuấn,...
Tiểu kết chương 3:
Từ những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định : Dòng họ Đàm Thận trong suốt chiều dài lịch sử, từ thế kỷ XV đến nay đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa và xây dựng, củng cố chính quyền. Bên cạnh sự nghiệp quan trường, nghề dạy học còn là nghề truyền thống của dòng họ. Chí hướng của các thành viên trong dòng họ là ôTiến vi quan, thoái vi sư ằ.
Trong dòng họ, không phải chỉ những người có chức có quyền mới có đóng góp cho quê hương, đất nước. Mà chính những người dân bình thường cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng truyền thống văn hóa của gia tộc, tạo nên môi trường thuận lợi cho sự thăng hoa của các cá nhân xuất sắc.