Làng Me thôn Hương Mạc, quê hương dòng họ ĐàmThậ n:

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 28)

Từ thủ đô Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, theo con đường Quốc lộ 1A,

vượt qua khoảng 10km, khách sẽ đến thị xã Từ Sơn. Từ trung tâm thị xã, rẽ trái, đi qua trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn, khách sẽ thấy một khu công nghiệp hiện đại của trên đất Từ Sơn . Đó là khu công nghiệp Hanaka, chuyên sản xuất thiết bị điện. Đi thêm một đoạn đường ngắn nữa khách sẽ phải ngỡ ngàng trước một khu phố đồ sộ ngự ngay nơi đầu làng Đồng Kỵ. Khu phố này dài chừng 500m , gồm toàn bộ những tòa nhà ba tầng kiến trúc cầu kỳ, rộng rãi. Cả khu phố là những gian hàng trưng bày duy nhất một loại hình sản phẩm: đồ gỗ thủ công mỹ nghệ , nào là bàn ghế, giường sập, đồng hồ , câu đối, tượng gỗ, tượng Phật,… Đây là bộ mặt của ngôi làng nghề nổi tiếng với hàng chục tỉ phú trẻ măng. Đi qua làng Đồng Kỵ ồn ào, vang lộng tiếng đục đẽo gỗ là khách tới làng Phự Khờ, cũng ngổn ngang gỗ lạt. Khách đi qua cánh đồng rộng rãi sẽ thấy một con đường nhỏ rẽ phải là đã đến Hương Mạc, làng Me.

Ấn tượng đầu tiên của khách có thể là quang cảnh thanh bình, yên tĩnh của làng quê thuần hậu . Nhưng nếu là người nghiên cứu về lịch sử, khách sẽ nhận thấy ngay đây là một vùng đất cổ, có bề dày văn hóa và còn lưu giữ được nhiều di sản của cha ông xưa. Bằng chứng chính là số lượng những ngôi

mộ cổ, mộ tổ nằm trong những khu nghĩa địa trên cánh đồng. Dạo một vòng quanh làng Me, chúng ta thấy ngạc nhiên vì trong làng còn lưu giữ rất nhiều những nhà thờ họ, không phải một hai mà có tới bảy tám khu nhà thờ còn nguyên vẻ cổ kính nằm giữa những căn nhà cao tầng đủ kiểu. Này là nhà thờ Ngô tộc, kia là khu lưu niệm Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, đây là nhà thờ họ Nguyễn, rồi đền thờ danh nhân Đàm Công Hiệu , đền thờ danh nhân Đàm Thận Huy,…Rừ ràng đây là một địa phương giàu truyền thống văn hiến. Làng Me nguyên trước kia là Cổ Mặc phường, gồm ba làng: Kim Thiều, Hương Mạc và Vĩnh Thọ bây giờ

Đến thời nhà Trần, Cổ Mặc phường đổi thành Chung My phường, bao gồm 12 thôn là:

Ngô Tiền Ngô Trực Tây Ưng Bảo Tháp

Đông Tiến Thọ Triền Phú Hậu Vân

Nhiễm Nùi Nga Tập

Thời nhà Lê, Chung My phường đổi thành xã Ông Mặc. Đến thời hậu Lê, vua thấy làng to quá mới chia ra làm hai :

- Cỏc thụn Ngụ Tiền, Ngô Trực, Tây Ưng, Bảo Thỏp, Đụng Tiến và Thọ Triền lõp thành làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) .

- Cỏc thụn: Võn, Nhiễm, Phú Hậu hợp lại thành làng Hoa Thiều.

Cũn cỏc thụn Nựi, Nga, Tập có lẽ do dân đi lưu tỏn nờn đất đã sáp nhập vào cỏc thụn gần đó nên không thấy nói đến nữa.

Đến thời Minh Mệnh, nhà Nguyễn mới đổi Ông Mặc thành Hương Mạc, Hoa Thiều thành Kim Thiều.

Họ Đàm Thận vốn xưa kia tập trung ở thụn Ngụ Tiền, mãi đến thời hậu Lê mới lấn sang thụn ngụ Trực và Bảo Tháp.

này vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp. Ngay tên gọi của làng cũng có thể cho ta thấy mặt nổi trội về văn hóa của làng: Hương Mạc – trước kia là Hương Mặc, có nghĩa là mực thơm, ngôi làng này có truyền thống thi thư, khoa bảng. Trong những tác phẩm để lại của người xưa còn lưu lại những bài văn ca ngợi đất Ông Mặc là một “vùng đất hào hoa, có nhiều nhân tài hội tụ, tiếng thơm vang xa khắp miền .Quan văn thỡ cú 18 người quang vinh tài giỏi, quan võ trí dũng mưu cao phò vua giúp nước thì cũng được tới 47 vị. Nơi đây , người làm ruộng thì hăng say cày cấy , kẻ buôn bán thì chăm chỉ tảo tần, những người thợ thì chạm rồng trổ phượng muôn phần tinh vi…Nhõn dõn trong làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, luôn biết hướng về tổ tiên. Ngày xuân, người trong làng tề tựu đông đủ, làm lễ phụng thờ đức thánh tôn nghiêm, khắp thôn tiếng đàn, tiếng sáo từng chươg hài hòa, mọi người cùng vui dự yến tiệc chúc nhau tốt lành thọ khảo mong thánh thần phù trợ cho hương dân. [74,13].

Thực tế là người dân Hương Mạc sống trong một vùng đất lâu đời, hoạt động kinh tế do điều kiện tự nhiên quy định chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn vỡ luụn phải phụ thuộc vào thời tiết bốn mùa. Ở thời phong kiến, thương nghiệp không có điều kiện phát triển, việc buôn bán nơi đõy khụng thuõn lợi.Vỡ thế con đường duy nhất để cải tạo cuộc sống và tiến thân chính là con đường học hành, khoa cử. Từ thời Lê, nhà nước thường xuyên tổ chức những kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để kén chọn người hiền tài nên con đường khoa hoạn mở rộng cho những người có chí hướng phấn đấu. Từ Sơn lại vốn gần với kinh đô Thăng Long nên việc thi cử, đi lại của các sĩ tử thuận lợi hơn so với cỏc vựng đất khác.

Sống trong địa phận của huyện Từ Sơn, với những vị trí địa lý- văn hóa đặc biệt nên con người Hương Mạc cũng có những tính cách và phẩm chất riêng : rất phong nhã và thượng võ.

Đõy chính là môi trường văn hóa giàu tính nhân văn, và động lực thôi thúc mang sắc thái địa phương để Hương Mạc sản sinh ra những dòng họ lớn có truyền thống khoa bảng vẻ vang, trong đó dòng họ Đàm Thận là một điển hình xuất sắc.

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w