Nhà có gia phả như nước có quốc sử . Ông cha ta từ xưa đến nay rất có ý
thức về cội nguồn. Vì thế mà việc tìm hiểu để ghi chép lịch sử tổ tiên và các thế hệ cha ông từ đời nọ sang đời kia để trở thành một cuốn gia phả là việc làm không thể thiếu được.
Trong các cuốn gia phả, phần mở đầu thường là ghi gốc tích của dòng họ mình: từ đâu tới, hay từ họ nào chuyển tên; tên tuổi và công tích của ông Tổ, người khai cơ lập nên dòng họ,…Phần nội dung của gia phả thường người ta ghi lại thế thứ các đời, mộ phần, ngày giỗ kỵ… và công tích của cha ông. Như vậy, gia phả không phải chỉ ghi lại lịch sử của dòng họ mà hơn thế nữa, còn lưu lại những tấm gương, những bài học trong cuộc sống, trong đường đời để con cháu noi theo răn mỡnh. Lóo Tử cú núi: Xem quyển gia phả ta viết thỡ lũng hiếu đễ sinh ra ngùn ngụt.
Họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn là một dòng họ rất có ý thức trong việc ghi chép và giữ gìn gia phả. Cuốn gia phả đầu tiên do cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu, đời thứ 9, biên soạn năm Vĩnh Thịnh triều Lê (1718). Nhưng nhà cụ bị chỏy nờn cuốn gia phả này không còn. Sau đó cụ Đàm Liêm (đốc học Khỏnh Hũa- Thanh Hóa), đời thứ 17 biên soạn lại và bổ sung phần tục biên, ghi rõ tên tuổi, tính tình, công tích, sự nghiệp của các cụ, phân chia các chi đầy đủ. Nhưng công việc chưa hoàn thành thì cụ mất. Đến đời ông Đàm Duy Huyên, Tuần phủ Hà Nội, năm 1939 có bổ sung và dịch ra chữ Quốc ngữ. Ông Đàm Duy Tạo hoàn thành việc dịch vào năm 1953.
Về gốc tích chữ họ Đàm:
Theo sự chuyển biến của văn hóa bên Trung Quốc xưa kia thì những chữ đặt tên họ của một dòng dõi nào đều theo nguồn gốc sau này: nguyên từ quãng đầu nhà Tây Chu trở nên chưa có chữ họ nhất định, xem như sử chép, vua Văn Vương nhà Chu tên là Cơ Sương, là con ông Vương Quý, là cháu ông Công Lưu, là chắt ông Cổ Công Đản Phủ, ông Khổng Tử là con ụng Thỳc Lương Ngột. Mãi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc con cháu các họ suy vi, mới lấy những chữ tên phong ấp, tên quan tước của cha ông thủa trước đặt lên trước chữ tờn mỡnh để kỉ niệm sự vinh quang. Thế là dần dần hình thành nên tên họ. Bởi thế cho nên tên họ thường trùng với tờn cỏc nước chư hầu. Thí dụ: Tào, Ngụ, Nguyờn,… hay chữ tên quan tước thời Thương, Chu như: Tư Mã, Thái Sử,…
Chữ tên họ Đàm cũng theo một nguồn gốc ấy. Sử cũ Trung Quốc chép rằng: “ễng Vi Tử là họ gần vua Trụ nhà Ân, thấy vua trụ tàn bạo biết can không được mới mang các đồ thờ các vua nhà Ân chạy sang ở nhờ nhà Chu. Khi vua Vũ Vương nhà Chu diệt được vua Trụ, mới phong ông Vi Tử làm vua nước Đàm để thờ cúng tổ tiên nhà Ân. Khi vua Tề Hoàn Công lấy mất nước Đàm, con cháu ông Vi Tử mới lấy chữ Đàm làm tên họ.”
Nguyên ủy chữ họ Đàm là như thế, còn như họ Đàm Thận có phải thật là dòng dõi ông Vi Tử mà lưu lạc sang Việt Nam hay không, hay là một dòng dõi nào có nguồn gốc khỏc thỡ việc đã trải qua bao nghìn năm biết lấy đâu bằng chứng mà xét đoán cho chính xác được.
Trong lời đề tựa cuốn gia phả bằng chữ Hỏn cũn lưu lại, cụ Đàm Công Hiệu có viết: “Họ Đàm ta, trước đời đời ở thụn ngụ Tiền, làng Ông Mặc,tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh ” [68b,3]
Trong gia phả cũng ghi rõ rằng: cụ Di tổ dòng họ Đàm Thận sinh sống ở Hương Mạc, Từ Sơn từ quãng cuối thời thời nhà Trần. Từ đó đến nay, qua
500 năm, đã phát triển trải qua 21 đời, phần đông con cháu vẫn cư trú tại Hương Mạc, tề tựu quanh ngôi từ đường, đền thờ cụ Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu.
Cũng qua 500 năm ấy, dòng họ Đàm Thận còn có nhiều con cháu vì nhiều lý do: đi làm quan, lập nghiệp, đi lưu tán ở khắp nơi (Bắc Giang, Thỏi Nguyờn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quang Nam, Đà Nẵng, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Mỹ, …) hình thành nên những chi họ mới nhưng vẫn giữ được truyền thống gia tộc. Sau này họ đó tỡm về Hương Mạc để nhận tổ, nhận tông. Như ở phần giới thiệu về các chi họ Đàm Thận, chúng tôi đã giới thiệu, tính đến nay , mới chỉ có hơn 10 chi họ đươc nhận chính thức. Ngoài ra cũn cú nhiều chi họ chưa khớp được gia phả. Điều đáng nói là mỗi chi nhánh ở các địa phương đều có từ đường riêng, con cháu đoàn kết, có ý thức xây dựng truyền thống riêng của mình và có nhiều người thành đạt. Các chi họ Đàm Thận ở miền Trung đã thành lập ra Ban trị sự tộc Đàm liên tỉnh miền Trung, thường xuyên tổ chức đưa con cháu về dự lễ tế Tổ và còn có nhiều đóng góp để sửa sang đền miếu, công đức vào các công việc chung của dòng họ. Cỏc nhỏnh họ Đàm ở Thỏi Nguyờn, Quảng Ninh,…cũng vậy.
Thực là:
Cõy có gốc mới nở cành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng sụng sõu
Dòng họ Đàm Thận đã phát triển qua 5 thế kỷ, như cây cổ thụ hiên ngang đứng giữa trời, cành lá sum suê, cháu con đông đúc, sự nghiệp vẻ vang . Thật xứng đáng để người đời nể trọng và noi gương.