Đền thờ cụ ĐàmThận Huy:

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 73)

- Quang Tá: hiệu Phúc Đức, sinh khoảng năm Đinh Mùi (1547) Cụ đỗ

VĂN HÓA DÒNG HỌ ĐÀM THẬ NỞ HƯƠNG MẠC, TỪ SƠN, BẮC NINH

2.4.1. Đền thờ cụ ĐàmThận Huy:

Cấu trúc ngôi đền:

Như phần trên đã nêu ra: Năm Bính Ngọ (1966 - Cảnh Trị thứ 4) vua Lê Huyền Tụn đó phong cho 13 vị tiết nghĩa, trong đó có cụ Đàm Thận Huy và cho bộ công về xây dựng đền thờ tại quê hương các vị tiết nghĩa này. Do đó cả 13 ngôi đền này đều có cấu trúc và ngoại thất giống nhau: Bao gồm 2 nhà 3 gian, 2 dĩ, kiểu chồng diêm. Chất liệu toàn bằng gỗ lim và gạch ngói. Nhà tiền tế có cửa gạch xây cao, cuốn tò vò.

Đến năm Khải Định thứ 2 (1917) ngôi đền thờ cụ Đàm Thận Huy đã phải sửa chữa nhiều lần, gia tộc đã tiến hành đại tu, nhưng vẫn làm trên nền

đất cũ và hướng cũ. Đền thờ Cụ cũng là nơi sinh hoạt của dòng họ Đàm nờn cũn gọi là nhà thờ họ.

Đền thờ có cấu trúc hình chữ công, gồm có 4 khu lớn nhỏ: nhà hậu đường, nhà tiền tế, nhà chuyển bồng, tam quan; bên cạnh còn có nhà Tả vu và Hữu vu.Tổng diện tích của ngôi đền là: 2 496 mét vuông.

Nhà hậu đường: làm toàn bằng gỗ lim, gồm 3 gian 2 dĩ , tất cả có 4 vì,

mỗi vỡ cú 4 hàng cột tổng cộng là 16 cột lim được đánh bóng và soi bó trạm trổ khá công phu. Ba gian có cửa bức bàn cũng toàn bằng gỗ lim. Cấu trúc nhà hậu theo kiểu tiền bẩy hậu bẩy, trên chồng chóp, dưới kẻ ngồi, 2 vì giữa phía trước có 2 bức cốn nách chạm trổ đẹp, 4 đầu nghé gian giữa có trạm kờnh búng đầu rồng.

Nhà tiền tế: cũng có 3 gian, 2 dĩ cho tương xứng với nhà hậu đường.

trong đó có 4 cột lim từ nhà tiền cổ còn để lại nhưng nay chấp 2 cột cũ thành một cột mới. Mái trước ngắn hơn mái sau cho phù hợp với thiết kế của tam quan. Mái sau nhà tiền tế dài hơn để nối với nhà chuyển bồng. Nhà này có cấu trúc tiền bẩy hậu kè, quá giang kốo kỡm hai vì cạnh có hai bức cốn hiện có chạm mờ, đủ cột.

Nhà chuyển bồng : nối tiếp nhà hậu và tiền tế tạo nên cho toàn bộ công

trình đền này có hình chữ công. Nhà này cũng toàn làm bằng gỗ lim, có 4 mái đao góc, soi chỉ và 4 cột lim bào trơn đánh bóng, dưới có chân đá.

Bên ngoài của nhà tiền tế là tam quan : có cấu trúc vòm, cửa giữa cao

hơn, trên đỉnh có gắn biển bằng đỏ cú khắc ba chữ “ Tiết nghĩa từ” do vua ban . Sau này, năm 1982 để cho thêm sang trọng và bảo vệ lâu bền nên cho ốp kính vào và khắc chữ mặt ngoài. Cửa bên phải (đi vào đền) phía trên có khắc hai chữ“ Thần Tiết”. Cửa bên trái đền phía trên có khắc hai chữ “Minh Lương”. Toàn bộ tam quan có bốn cột trụ xây cao to, hai cột nhỏ hơn – đều có câu đối khắc chỡm. Trờn đỉnh tam quan, chớnh giữa cũn cú bức cuốn thư

khắc dấu bài thơ do vua Tự Đức ban phong ca ngợi khí tiết cao cả trung dũng của cụ. Ở hai trụ cửa có đôi câu đối là:

Nan chi nan thiờn tải thành nhân sự hữu đệ Liệt chân liệt, nhất gia tuẫn tiết phụ nhi phu”

Phía bắc ngôi đền có ba gian nhà thấp, hẹp lòng cũng bằng gỗ lim, xây gạch – gọi là nhà tỏo trự (hay bếp) để dùng vào các ngày giỗ các cụ hàng năm. Nhà này tiền cổ - khi xây dựng đền đó cú, nhưng sau này đã phá đi nên nay xây dựng lại thành nhà Tả vu. Đồng thời , khi tu bổ lại đền theo kinh phí nhà nước cấp, dòng họ đó xõy thờm dãy nhà Hữu vu gồm 3 gian 2 dĩ,bằng gỗ xoan (vốn là khung nhà tiền tế chuyển sang)

Ngoài ra, ở phía nam đền có 2 ngôi mộ xây bằng gạch, hình tháp, có bia đá. Một ngôi là của cụ cháu 9 đời cụ Đàm Thận Huy – tức cụ Đàm Thận Bá, làm trợ giáo trường Quốc Tử Giám, dạy được nhiều học trò thành đạt, có nhiều người đỗ đạt khoa. Một ngôi nữa của cụ Đàm Thận Xưởng – là cháu 10 đời của cụ Đàm Thận Huy , khi vua Lê bị lâm nguy phải chạy trốn, cụ đã từ biệt họ hàng, quê hương và người vợ mới xây dựng của mình để theo phò vua. Sau này cụ được phong tặng “Trung Nghĩa Tiết Liệt”.

Ngoại thất đền thờ này: Không gian cảnh quan khá rộng rói, thoỏng đóng. Đền ngoảnh về hướng Tõy nhỡn cỏch đường quan xứ (đường liên xã bây giờ) khoảng 30 m. Xung quanh ngôi đền là vườn cây quanh năm tươi tốt xum xuê. Hiện giờ ngôi đền cũn cú 2 cây nhãn xanh tốt với tuổi thọ trên trăm năm

Các hiện vật trong di tích:

Nhà thờ cụ Đàm Thận Huy, hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng và có giá trị lịch sử sâu sắc.

Ở nhà tiền tế: Trên cửa quan cũn có bản khắc đá 3 chữ vua ban: “Tiết Nghĩa Từ” được lưu giữ từ năm khởi dựng đền này – Cảnh Trị tứ niên 1666)

đến nay. Đến năm Nhâm Tuất (1982), để bảo vệ lâu bền cho 3 chữ này ông Đàm Thận Cát – làm nghề tráng gương ở Hà Nội đã làm một khung kính ốp mặt ngoài. Khung nhà tiền tế, dọc theo tam môn là 4 cột lim còn lại từ năm khởi dựng đền này). Trên nền nhà là một tấm bia đá được soạn từ năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) mặt trước nội dung viết về tiểu sử sự nghiệp của cụ Đàm Thận Huy, mặt sau là bản Tộc ước ghi lại việc phân chia các chi họ

Tại nhà bái đường: tiền thân ngôi nhà Lim ba gian, xây dựng (phục chế) năm Khải Định nhị niên (1917), cũng là một hiện vật lớn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật (Đời Nguyễn). Gian giữa trên hai vỡ cú bốn đầu nghê chạm Kênh bong, hình đầu rồng đời Nguyễn khá đẹp và công phu. Gần liền đằng sau bốn đầu dư trên là bốn bức nến chạm khắc hình hổ phù, rồng bay và mõy lỏ cách điệu cũng là nghệ thuật thời Nguyễn. Đây là những tác phẩm nghệ thuật vô cùng quý giá.

Các đồ thờ trong nhà bái đường có: nồi hương án (bằng gỗ) thời Lê. Hai đỉnh hương bằng đá thời Nguyễn có hình rồng chầu mặt Nguyệt và hai nồi hương bằng sứ. Có một lư hương bằng đồng có khắc chữ “Phụng sự”, mang kiểu dáng thời Lê. Hai gian bên cạnh có hai án thư gỗ: một trạm đồng đời Nguyễn, một trạm triện. Trên hương án, án thư có bốn cây đèn tiện bằng gỗ, hai bỡnh ỏn hương cũng bằng gỗ. Bên cạnh bộ bát bửu cắm dựng hai bên án thư gian giữa, là giá cắm bộ trạm trổ bằng gỗ gụ rất công phu và đặc biệt có một tay văn, một tay võ biểu hiện tài văn võ vẹn toàn của ông Đàm Thận Huy. Các đồ thờ cũn cú ba mâm đồng, một sập gỗ hồi ván, cửa võng trong tũa bỏi đường sơn son thiếp vàng rực rỡ, chạm khắc hình rồng và mõy lỏ cách điệu . Đây cũng là tác phẩm chạm khắc thời Nguyễn. Những đồ thờ ở đây có một lệ xỏ chớnh do con cháu trong dòng họ, quê hương có nghề chạm mộc truyền thống ở đây làm nên là chủ yếu. Điều này càng làm tăng thêm giá trị, ý nghĩa của các hiện vật của di tích này.

Hệ thống hoành phi, câu đối của nhà thờ có nhiều.Ở đây chỉ nêu lên 5 bức hoành phi và đôi câu đối tiêu biểu (tính chung cả ngoài tam môn nhà tiền tế và hậu đường):

Đặc biệt đáng lưu ý nhất là tấm biển : “Giáo Tử Đăng Khoa”, do vua Lê ban từ khi khởi dựng ngôi đền này. Biển này làm bằng gỗ, cấu sơn đỏ, chữ bạc có phủ hoàng kim.

Bên cạnh đó là bức hoàng phi : “Vạn Cổ Cương Thường” cũng do vua Lê ban tặng từ khi xây dựng đền . Điều đáng quý là bức hoành phi có nội dung này chỉ có ở nhà thờ của 13 vị được vua phong Tiết nghĩa. Một hiện vật gốc quan trọng nữa là biến :“Ân tứ vinh quy” cũng do vua Lê ban tặng Đàm Thận Huy sau khi cụ thi đỗ đại khoa, về vinh quy bái tổ.

Ngoài ra cũn cú một bức hoành phi do đích thân tổng đốc Bắc Ninh là Phan Kế Toại cung tiến khi khi đến làm lễ đền thờ danh nhân Đàm Thận Huy.

Các sắc phong do vua ban cho cụ Tiết ông và cụ Tiết bà nguyên trước đây có nhiều, nhưng hiện nay gia tộc còn giữ được chỉ có 7 đạo, trong đó có hai đạo phong chung cho cả hai cụ.

Đời Cảnh Trị thứ tư (1666) được phong:

TOÀN ĐỨC TUí HẠNH CẨN TIẾT CHÁNH DUNG PHÙ NGUY CHỬNG HOÁN.

Năm Canh tuất, Cảnh Trị thứ 8 (1670) được phong: KHANG QUỐC BẢO DÂN CHI ĐỨC Năm Giỏp Dần, Dương Đức thứ ba ( 1674 ) được phong :

ĐẠI ĐỘ KHOAN NHÂN CHÍNH TRỰC Năm Quý Hợi, Chính Hoà thứ tư (1683 ) được phong :

CƯƠNG NGHỊ HOẰNG HƯU VĨ TÍCH. Năm Canh Dần, Vĩnh Thịnh thứ sáu (1710) được phong:

Năm Canh Tuất, Vĩnh Khang thứ hai được phong thêm hai mỹ hiệu. VĂN NHÃ CAO TÚ KIỆT TIẾT.

TÌNH TRUNG PHÙ CÁCH THÂN HỰU. Năm Canh Thân, Cảnh Hưng thứ nhất ( 1740 ) được phong:

CÔNG CHÍNH HOÀ BèNH DŨNG QUYẾT. Năm Đinh Sửu, Cảnh Hưng thứ hai tám ( 1757 ) được phong:

ANH LIỆT CƯƠNG QUẢ ĐỐC HỰU Năm Quý Mão, Cảnh Hưng thứ 44 ( 1783 ) được phong :

RỰC THUẬN HƯNG BèNH PHÙ CHÍNH ĐẠI VƯƠNG Tới Triều Nguyễn, Minh Mệnh thứ hai Tân Tỵ ( 1821 ) được phong:

TRUNG TIẾT ĐễN NGHĨA Năm Thiệu Trị thứ tư ( 1844 ) được phong:

MINH DI TRỢ HOÁ Năm Tự Đức thứ ba ( 1850 ) được phong:

QUANG Ý TRÁC VĨ Năm Khải Định thứ ba (1918 ) được phong:

RỰC BẢO TRUNG HƯNG THƯỢNG ĐẲNG THẦN

Cụ bà cũng được các triều đại phong tặng

Phong đợt đầu:

QUẬN PHU NHÂN CÓ TÊN HIỆU TỪ THUẬN PHU NHÂN Năm Giáp Dần, Dương Đức thứ ba được phong:

ĐOAN TRANG Ý HẠNH – TRINH THỤC MỸ ĐỨC – PHƯƠNG DUNG CẨN TIẾT THUẬN HOÀ.

Năm Canh Dần, Vĩnh Thịnh thứ sáu ( 1710 ) được phong: CUNG THUẬN TỪ ÁI HIẾU KÍNH. Năm Canh Tuất, Vĩnh Khánh thứ hai ( 1730 ) được phong:

Sau đó được phong thêm:

Năm Canh Thân, Cảnh Hưng thứ nhất ( 1740 ) được phong : THUẦN NHẤT, NHU HOÀ, KHOAN HẬU. Năm Đinh Sửu, Cảnh Hưng thứ 28 (1767) được phong:

TRANG THUẬN ÔN HOÀ TỪ Ý. Năm Quý Mão, Cảnh Hưng thứ 48 ( 1783 ) được phong:

MỸ CHẤT PHƯƠNG VỌNG CHÍ ĐỨC, HOÀNG HẬU PHI NHÂN. Năm Ất Sửu, Khải Định thứ 10 ( 1925 ) được phong:

KHIẾT DIỆU TÍNH TRAI RỰC BẢO TRUNG HƯNG, TRUNG ĐẲNG THẦN.

Giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của di tích :

Đều thờ cụ Đàm Thận Huy đồng thời cũng là nhà thờ Đại tôn – họ Đàm Thận. Đây là một di tích lịch sử vô cùng quý báu - là một trong những công trình văn hóa kiến trúc nghệ thuật có giá trị của cha ông ta để lại. Nó có ý nghĩa là một tài liệu vật chất lớn, phản ánh việc tuyên truyền, giáo dục của dòng họ, quê hương và đất nước nói chung. Đồng thời đây cũng là một nơi thờ phụng, tưởng niệm một danh nhân văn hóa, một nhà sư phạm,một tấm gương trung dũng tiêu biểu. Ở đây còn lưu trữ những tài liệu hiện vật từ thời Lê có giá trị to lớn như là những cột gỗ, đồ thờ bằng gỗ, đồng và đá bia, biển đá và một số đồ thờ sắc phong, câu đối, hoành phi….

Qua những tài liệu, hiện vật gốc còn lưu giữ được ở ngôi đền này, chúng ta càng thấy rõ gớỏ trị to lớn của di tích . Đó là tên gọi của ngôi đền – có một tấm biển đá được khắc dựng từ khi khởi dựng ngôi đền này, nội dung có ba chữ “Tiết nghĩa từ” do vua phong tặng cùng với ông Tiết nghĩa lúc đó. Đó còn là bức hoành phi có nội dung: “Giỏo Tử đăng khoa” và “Vạn Cổ Cương Thường” và “Ân tứ vinh quy” đều do vua ban tặng cho cụ Đàm Thận Huy và có từ khi khởi dựng đền đến giờ.

Đặc biệt ở đây, dòng họ còn lưu giữ được nhiều tài liệu vô cùng đáng quý liên quan trực tiếp đến cụ Đàm Thận Huy nói riêng và con cháu gia tộc, quê hương đất nước nói chung: Đó là gia phả chung của họ, của từng chi, là sách vở của các cụ để lại như: “Phụng sứ an đài tổng ca” do cụ Đàm Thận Huy- Chánh sứ- và một số tác giả khác ghi chép tỉ mỉ từ thời kì đi sứ sang nhà Minh. Đây là tập bản đồ nước ta có từ thế kỉ thứ 15. Ngoài ra cũn cú cỏc tác phẩm khác như “Mặc Trai thi tập” “Sĩ hoạn châm quy”, “Danh công truyện ký” “Đăng khoa lục” … đây là những tư liệu quan trọng có tác dụng làm tăng thêm giá trị của di tích, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu về truyền thống lịch sử của quê hương đất nước nói chung.

2.4.2.Đền thờ Quốc sư Đàm Công Hiệu

Cấu trúc ngôi đền:

Ngôi đền Đàm Quốc Sư được dây dựng từ năm Tân Sửu. đời vua Bảo Thái năm thứ hai ở giữa xúm Ngụ Tiền, thôn Hương Mạc, cho tới nay nó vẫn đứng uy nghi trầm mặc trên mảnh đất xưa. Không gian dành cho ngôi đền này khá rộng và thoỏng đóng. Xung quanh là viền đai đất trống, đất vườn, sõn bói và đồng thời có đường đi của xóm làng và nhà dân bao bọc rất ấm cúng đầy tình làng nghĩa xúm. Đú cũng là tình cảm của gia tộc, xóm làng đối với nhà sư phạm lỗi lạc Mai Hiên.

Đền kiến trúc hai nếp theo kiểu chữ nhị, tiền cổ mỗi tũa cú 9 gian, mặt nhìn về phía đông nam. Khung nhà, kèo cột chủ yếu làm bằng gỗ xoan, trừ một số cột hiên làm bằng gỗ lim để phòng mưa nắng dãi dầm qua năm tháng. Hai nhà tiền tế và hậu đường đều có cấu trúc giống nhau.

Năm 1848, ngôi đền bị hỏa hoạn nờn chỏy mất 1 dãy nhà bái đường. Hai năm sau, đến năm Canh Tuất Tự Đức thứ 3 (1850) dòng họ Đàm Thận đã sửa chữa lại tòa giảng đường này. Chín gian nhà tiền tế và một số gỗ còn sót lại của nhà hậu đường, được dỡ ra xây dựng thành hai tòa như hiện

nay, nhưng vẫn trên nền đất cũ. Mỗi tòa thu hẹp lại theo kiểu chữ nhị như xưa: tòa hậu đường và tòa tiền tế. Tũa bỏi đường là năm gian giữa của tòa tiền tế trước đưa lên, cho nên đa phần vẫn là gỗ cũ to và chắc chắn. Trong đó bốn vì giữa kiến trúc theo kiểu chồng giường, dưới kẻ tràng, thao mực thượng tứ, hạ ngũ; hai vì đầu hồi trên trồng giường, dưới kẽ ngồi có bẩy đón tàu. Đằng sau cú thờm kẻ ngỗng. tòa tiền tế hiện nay là bốn gian cạnh trước được bổ sung thêm một gian giữa cho cân đối với tũa bỏi đường, cho nên cấu trúc cú khỏc hơn đôi chút. Hai vì giữa làm theo kiểu chồng giường giỏ chiờng, dưới là kẻ ngồi, bẩy hiờn. Cũn hai vì bên cạnh như nhà hậu đường – chồng giường kẻ chàng. Hai vì đầu hồi theo kiểu chồng giường, kẻ ngồi, bảy hiên như đầu hồi nhà trên. Sương nhà là 24 hàng cột được kê bằng đá tảng. Những bức cốn là những con gương cụt xếp chồng nên nhau. Các đấu đỡ được chạm khắc hoa văn cụm mây dấu hỏi, chỉ có kẻ ngỗng trạm hình rồng và bồ soi quai lá. Nhìn chung kiến trúc giản dị, thanh nhã như biểu hiện đức độ của nhà sư phạm Mai Hiờn. Tũa nọ cỏch tũa kia một khoảng sâu 3,55 mét, dài 12,50 mét. Hai bên đầu hồi nối với nhau bởi tường gạch, nền của hai nhà đều lát gạch. Trên cầu đầu nhà tiền tế có khắc niên đại Tự Đức thứ 3 và trên hai cột cái chính gian giữa nhà hậu đường có hai đôi câu đối bằng chữ Hán khắc chìm vào thân cột, quay vào phía trong hậu đường. Đó là bằng chứng về sự trùng tu nhà hậu đường này.

Các hiện vật trong di tích:

Ngoài những tài liệu mà dòng họ Đàm còn lưu giữ có liên quan đến di tích này, bên trong đền thờ Đàm quốc sư hiện nay cũn cú bốn bức đại tự hoành phi, bốn đôi câu đối, và sáu đạo sắc phong (trong tổng số 11đạo sắc

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w