- Quang Tá: hiệu Phúc Đức, sinh khoảng năm Đinh Mùi (1547) Cụ đỗ
S au khi đánh thắng quân Minh xâm lược, nhà Lờ đó đưa đất nước ta lên một giai đoạn cường thịnh Nhưng chế độ nhà Lê vốn đã chứa đựng sẵn
3.1.4. Thời Tây Sơ n( 1778-1801):
Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền Lờ-Trịnh ở Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng. Kinh tế sa sút, xã hội bất ổn, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Sau đó, ở Đàng Trong, chính sách áp bức, bóc lột của cỏc Chúa Nguyễn đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nông dân, của các dân tộc thiểu số, dẫn tới cuộc khởi nghĩa của quõn Tõy Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đứng đầu, nổ ra năm 1771 ở ấp Tây Sơn thuộc phủ Quy Nhơn. Nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy tài ba của Nguyễn Huệ , lại nhận được sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, đã lật đổ chính quyền Trịnh- Nguyễn, đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, lập ra triều đại Tây Sơn.
Trong thời gian này, dòng họ Đàm Thận là những người thức thời, đã rất ủng hộ vương triều Tây Sơn. Khi Quang Trung- Nguyễn Huệ lên ngôi , có thành ý trọng sỹ phu Bắc Hà, dòng họ Đàm Thận có Đàm Thận Vi, lúc bấy giờ đã đỗ Nho sinh trúng thức, đã nhận lời ra làm quan cho vương triều Tây Sơn. Đàm Thận Vi được bổ làm thư ký ở Cao Bằng, tước Ngạn Lĩnh bá.
Sau này, nhà Tây Sơn mất, Đàm Thận Vi về nhà dạy học. Con cháu của cụ là trung tướng Đàm Ngụy ở Cao Bằng ngày nay. Gần đây, theo lời dặn của tổ tiên đã về Hương Mạc nhận họ, nhưng vì gia phả của chi đã mất nên chưa khớp được tộc phả chung.
3.1.5.Thời Nguyễn: 1802-1945 :
• Những đóng góp về chính trị:
Sau khi lấy toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn Ánh xưng vương, kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản. Đương thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ, ở Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã, ở Đàng Trong thì trấn, dinh, huyện, xã. Sau đó ít lâu, nhà Nguyễn nâng tổng
thành một cấp hành chính trung gian giữa huyện và xã. Ngoài ra, 11 trấn Bắc Thành (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) được hợp thành một tổng trấn, 5 trấn cực Nam hợp thành một tổng trấn gọi là Gia Định thành. Để nhất thể húa cỏc đơn vị hành chính trong nước, năm 1831 – 1832, Minh Mạng bỏ hai tổng trấn, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (trực thuộc trung ương). Dưới tỉnh có phủ, huyện, châu rồi đến tổng, xã. Theo thống kê năm 1840, cả nước có 90 phủ, 20 phân phủ, 379 huyện, 1742 tổng, 18265 xó, thụn, phường, ấp. Cách chia đơn vị hành chính này được giữ nguyên đến cuối thời Nguyễn.
Về chính quyền trung ương, Gia Long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan cũ của triều đại trước. Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. Giúp vua việc giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Thị thư viện (thời Gia Long), sang thời Minh Mạng đổi gọi là Văn thư phòng và năm 1829 thì chuyển thành Nội các. Về việc quân quốc trọng sự thỡ cú Tứ trụ đại thần (4 vị Điện đại học sĩ) sau chính thức hóa thành viện Cơ mật (1834). Ngoài ra, nhà Nguyễn đặt thờm Tụng nhõn phủ phụ trách các việc của Hoàng gia.
Bên dưới là 6 Bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hỡnh, Cụng chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước và Ngũ quõn đụ thống phủ phụ trách quân đội. Bên cạnh đú cú Đô sát viện (tức Ngự sử đài bao gồm cả 6 khoa) phụ trách thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số công tác sự vụ, phủ Nội vụ phụ trách kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện phụ trách thuốc thang, chữa bệnh….cựng một số ti, cục. Đáng chú ý là bộ phận trông coi Hoàng gia khá phức tạp , bao gồm cả dân sự và quân sự.
Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua, Gia Long đặt lệ: “Tứ bất” tức là không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Các chức tam thái, tam thiếu trở thành vinh hàm gia phong cho các đại thần.
Toàn bộ đất Bắc Hà, vua Gia Long đặt tên là Bắc Thành. Trấn Kinh Bắc do trấn thủ Ngô Văn Ngữ, Nguyễn Văn Quang đứng đầu. Hệ thống quan liêu của nhà nước trung ương tập quyền vươn xuống tận từng làng xã. Sau này nhà Nguyễn còn đặt thêm chức hiệp trấn ở King Bắc. Dưới cấp trấn là phủ, huyện, tổng, xã. Kể từ năm 1807 khi đó cú cỏc hương cống ở địa phương thỡ cỏc loại dịch cấp phủ huyện được chọn trong số những người đỗ đạt ấy. Bắc Thành được chia thành hai loại trấn: nội trấn và ngoại trấn. Mỗi trấn có 2 ti tả thừa và hữu thừa, mỗi ti đặt một cõu kờ, một cai hợp, một thủ hợp và 22 người thuộc lại. Mỗi phủ đặt 2 đề lại, 10 thông lại. Mỗi huyện đặt hai đề lại, 8 thông lại. Mỗi phủ huyện có 50 người lính lệ. Mỗi tổng đặt một tổng trưởng và một phó tổng (theo Đại Nam thực lục chớnh biờn-trang 75 thì tổng trưởng gọi là Chánh Tổng).
Thời kì này dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc vẫn có nhiều thành viên giữ các cương vị ở các địa phương: Đàm Phỳc Đỡnh huyện thừa Đụng Bỡnh, Đàm Thận Lễ tri huyện Thọ Xương, Đàm Liêm làm đốc học Khỏnh Hũa- Thanh Húa, Đàm Đoan Thận làm Hàn Lâm thị giảng, Đàm Duy Huyên tri huyện Kim Anh- sau đổi Tuần phủ Hà Nam…
Họ Đàm Thận cũn cú Đàm Thận Dụ, học rộng, chí cao,chuyên nghiên cứu Binh thư và Kinh tế học. Tháng 3 năm Nhâm Tuất (1862), ở Bắc Ninh có Cai Vàng (Nguyễn Văn Thịnh) nổi lên chống nhà Nguyễn, đem quân chiếm phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng và vây thành Bắc Ninh . Cai Vàng đã cho người đến tận nhà đón Đàm Thận Dụ về làm quân sư, người nhà không biết cứ tưởng là bị bắt cóc. [68,34]
Đàm Thận Lễ, tự Việt Trai: đỗ Cử nhân khoa Mậu Ngọ (1858), được bổ Tri huyện Thọ Xương. Vỡ đó nọc đánh người Tàu có lỗi, gây rắc rối về ngoại giao nên bị cách chức, sau được bổ Huấn đạo, quyền Tri phủ Lạng Giang. Việc này trong Đại Nam thực lục chớnh biờn, đệ tứ kỷ, trang 16,17 ghi rõ*.
Đây là những ví dụ cho thấy biểu hiện rối ren về chính trị của vương triều Nguyễn, cũng là việc cho thỏy rừ chí khí và tài năng của những người con dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc , Từ Sơn , Bắc Ninh .
• Những đóng góp về văn húa-giỏo dục
Như các phần trên chúng tôi đã giới thiệu, Bắc Ninh là địa phương nổi tiếng về truyền thống hiếu học và ở thế kỉ 19 truyền thống đó vẫn được tiếp nối. Nhà Nguyễn đặt chức quan đục học và xây trường học ở Bắc Ninh. Trong 44 năm (1819-1862) xây dựng 13 trường học. Ngoài ra còn có hệ thống trường làng do những thầy giáo là những nho sĩ lập ra để dạy học trò.Điều đáng nói là ở Bắc Ninh là ở thời kì này xuất hiện nhiều nho sĩ đứng về phía nhân dân chống lại triều Nguyễn. Dòng họ Đàm Thận có Đàm Thận Lễ đã viết Kinh Bắc Lạng dật sĩ trần ngôn. Tác phẩm này lưu truyền trong dân gian là những lời trần ngôn của một dật sĩ nêu lên những ưu khuyết điểm trong công việc hành chính cũng như trong quân sự để mong nhà vua xét lại cho nhân dân được nhờ. Thời kì này có Cao Bỏ Quỏt đó tập hợp dân chúng tiến hành khởi nghĩa. Ngoài ra cú cú Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Cao cũng có tinh thần yêu nước, lên án những tệ nạn của xã hội đương thời (Hoàng Văn Hũe cú bài thơ tả hai người ăn xin lời lẽ rất ai oán, xót xa)…Các tác giả ấy là những nho sĩ Bắc Hà có tấm lòng yêu nước, thương dân, ghét bạo ngược.
Đàm Thận Đức, hiệu Nghĩa Am, có tên trong hội Văn Hàn, thời Gia Long, do Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành tập hợp sỹ phu Bắc Hà thành lập. Ngoài ra Đàm Thận Đức còn có nhiều trước tác để lại, một trong số đó là tập
Phong thổ Hà Bắc đời Lê. Sau này bản chữ Hán lưu ở Viện Hỏn nụm, được ông Trần văn Giáp dịch và khảo thích nhưng chưa xác định tên tác giả. Trong phần giới thiệu chỉ ghi là của một ngươi là con cháu cụ Đàm Thận Huy , có hiệu là Nghĩa Am. Nay đối chiếu gia phả họ Đàm Thận thấy đú chớnh là Đàm Thận Đức. Tác phẩm này không chỉ có giá trị về khoa học địa lý mà qua đó,
chúng ta còn thấy được tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả họ Đàm.