Đời Lê trung hưng (Lờ-Trịnh): 1533-1788:

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 99)

- Quang Tá: hiệu Phúc Đức, sinh khoảng năm Đinh Mùi (1547) Cụ đỗ

S au khi đánh thắng quân Minh xâm lược, nhà Lờ đó đưa đất nước ta lên một giai đoạn cường thịnh Nhưng chế độ nhà Lê vốn đã chứa đựng sẵn

3.1.3 Đời Lê trung hưng (Lờ-Trịnh): 1533-1788:

Những đóng góp về chính trị

Từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, những cựu thần nhà Lờ đó chống lại quyết liệt, gây nên chiến tranh Nam triều- Bắc triều. Sau đó, năm 1593, họ Trịnh đã trấn áp được các lực lượng chống đối, lật đổ triều Mạc và

giúp nhà Lê trung hưng. Nhưng thực tế, vai trò của vua Lê rất yếu, toàn bộ quyền lực nằm trong tay họ Chúa Trịnh. Đất nước Việt Nam thời kỳ này chia làm 2, lấy dóy Đốo Ngang làm ranh giới: Đàng Trong thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn (dũng dõi Nguyễn Hoàng), Đàng Ngoài do tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh quản lý.

Chúa Trịnh thành lập một hệ thống quan lại riêng gọi là Phủ Chúa để thao túng tình hình. Đó là các cơ quan: Binh phiên, Hộ phiên và Thủy sư. Bên cạnh đó là các chức: Tham tụng, Bồi tụng, Chưởng phủ sự, Thự phủ sự … Đầu thế kỉ VIII, lại chuyển 3 phiên thành 6 phiên, cùng với 6 bộ cuản vua Lê để cai quản đất nước. Ở địa phương, các đạo thừa tuyên được đổi gọi là trấn, do trấn thủ hay đốc trấn đứng đầu, phụ trách cả trấn ti thay cho đô ti. Giúp việc có hiến ti và thừa ti như cũ. Chúa Trịnh phân chia 10 trấn thuộc Bắc Bộ thành 4 nội trấn: Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc và 6 ngoại trấn là Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, An Quảng, Tuyên Quang, Thỏi Nguyờn. Mỗi trấn lại đặt thêm một chức Đốc đồng phụ trách việc kiện tụng, phòng trộm cướp. Hai trấn Thanh Hóa, Nghệ An vẫn giữ như cũ. Quan lại được tuyển chọn chủ yếu bằng khoa cử, nhưng không chặt chẽ như ở thế kỉ 15. Ngoài ra, chúa Trịnh còn sử dụng hình thức bảo cử. Đặc biệt chúa Trịnh đã cho dân nộp thóc hoặc tiền để được bổ dụng chi phủ hay tri huyện.

Thừa tuyên Kinh Bắc có bốn phủ 20 huyện giống như thời Quang Thuận thứ 7.

Các chức quan phủ huyện, châu vẫn theo thời Lê sơ. Chức xã trưởng đứng đầu một xã, nhà Trịnh quy định cho con em nhà nho đảm nhận. Cứ 3 năm khảo hạch 1 lần, nếu làm tốt được thăng lên quan huyện. Quan lại cấp huyện trở lên thường được tuyển chọn bằng con đường thi cử, tiến cử và mua bán. Ở thời kì này sĩ tử Kinh Bắc có người đỗ đầu ở hầu hết các khoa. Đội ngũ quan liêu người Kinh

Bắc dưới thời Lờ-Trịnh khỏ đông đảo và tiến nhanh trên đường hoạn lộ và giữ nhiều cương vị trọng yếu. Năm 1682 ở triều đình có :

- Nguyễn Mậu Tài làm Lễ bộ thượng thư, Tham tụng. - Đặng Công Chất làm Hình bộ thượng thư, Tham tụng. - Nguyễn Danh Thực làm Đô ngự sử, Bồi tụng.

Ở thời kì này, dòng họ Đàm Thận cũn cú những nhân vật giữ các chức quan sau: Huyện thừa ở Điện Bàn (Đàm Bỡnh Cỏch), tri phủ Lạng Giang (Đàm Như Bảo), tri huyện Đông Anh (Đàm Trực Ôn), tri huyện Thanh Hà (Đàm Đoan Chớnh)… những thành viên này đều đỗ Nho sinh trúng thức, tiến thân bằng con đường thi cử, không phải do mua bán. Đặc biệt dòng họ Đàm Thận có một người con sau này được công nhận là Danh nhân văn hóa, đó là Quốc sư Đàm Công Hiệu .

Đàm Công Hiệu : năm 1684 đỗ khoa Sĩ Vọng đời vua Lê Hy Tông (Năm Chớnh Hũa thứ 5), được bổ làm Huấn đạo. Năm Đinh Sửu (1698), đại thần Lê Hy tiến cử Đàm Công Hiệu giữ chức Thị Nội Văn Chức Nhất Phiên, vào giảng sách trong vương phủ, lại thêm chức Xướng Nội Thư, Tả Thủy Binh Phiên, rồi lại đổi sang Tả Bộ Binh Phiên. Đây là những cương vị quan trọng nắm quyền chi phối về quân sự và văn hóa. Đến năm 1709 Đàm Công Hiệu được thăng Bồi Tụng, Lễ Bộ Hữu Thị Lang, tước Nghĩa Sơn nam. Từ đây sự nghiệp quan lộ của Đàm Công Hiệu ngày càng mở rộng. Cụ làm quan trải qua nhiều bộ: bộ Hộ, bộ Công, bộ Lại, bộ Lễ.

Chế độ khoa cử, đào tạo nhân tài ở thời kì này không nghiêm chỉnh như thời Lê sơ dẫn tới tình trạng bằng cấp đầy triều mà tài năng thỡ quỏ ớt, lại tham nhũng. Những bậc đại thần liêm khiết và tài năng như Quốc sư Đàm Công Hiệu không có nhiều. Do vậy nhà Trịnh cũng đó nuụi sẵn trong mình mầm mống của sự sụp đổ. Mặt khác cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài liên tục diễn ra kéo đất nước vào vòng khủng

hoảng. Nạn thiếu thế, bỏ làng đi phiờu tỏn diễn ra khắp nơi. Nguyễn Cụng Hón làm Tham tụng xó Phự Chẩn huyện Đông Ngàn Từ Sơn được chúa Trịnh giao cho đi chiêu tập dân phiêu bạt trở về quê quán làm ăn. Họ Trịnh đó cú lỳc huy động quân lính ở Kinh Bắc để bổ sung lực lượng đỏnh chỳa Nguyễn. Người dân Kinh Bắc cũng như nhân dân cả nước đã thực sự bị đẩy vào cảnh khốn cùng.Vì thế việc cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu là thầy dạy của Chúa, từng giữ các chức vị quan trọng của triều đình mà khi về trí sỹ vẫn ở trong gian nhà tranh vách đất là một thực tế. Chớnh thực tế ấy còn chứng tỏ rằng Đàm Công Hiệu là một vị quan thanh liêm, cần kiệm.

Những đóng góp về văn hóa giáo dục:

Thế kỉ XVI, XVII, XVIII, chớnh quyền Lê Trịnh cũng rất quan tâm đến văn hóa, giáo dục. Nhà nước cấp ruộng cho nhà trường và cử các học quan lo việc giảng dạy, tuyển chọn thí sinh cho cỏc kỡ thi. Ở Kinh Bắc có một trường thi hương, mỗi khoa được chọn 60 hương cống và 600 sinh đồ.

Trong hơn 200 năm (1580-1787), thời Lê Trung Hưng có 68 khoa thi Đình, lấy 5 Trạng nguyờn thì cú 3 Trạng nguyờn là người Kinh Bắc. Dòng họ Đàm Thận có Đàm Công Hiệu đỗ Sĩ Vọng - tương đương với tiến sĩ. Thời kì này nhiều nhà khoa bảng ở Bắc Ninh giữ chức Tế Tửu đứng đầu Quốc tử Giám như: Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Nghi. Làng Hương Mạc có dòng họ Đàm Thận có nhiều nhân đinh là giám sinh Quốc Tử Giám, đỗ Nho sinh trúng thức, làm việc ở Tỳ Lõm cục, Hàn Lâm viện…Đàm Thận Bá, tự Đoan Trọng, hiệu Phỳc Hiờn học giỏi nổi tiếng thần đồng. Sau này đỗ Nho sinh trúng thức, được cử là Trợ giaú Quốc tử giám, Tri huyện Thanh Quan. Đàm Thận Bá cũng mở lớp dạy học, có nhiều học trò thành đạt như:

-Tiến sĩ Ngô Vi Quý, chức Hiệp trấn, Hộ bộ Tả thị lang, Thanh Phong hầu. -Tiến sĩ Phan Huy Ích, chức Thị Trung ngự sử, Thụy Nham hầu.

-Tiến sĩ Nguyễn Hiến, chức Lại bộ Tả thị lamg, Đồng Bình chương sự. -Tiến sĩ Lê Hưng Duệ, chức Thiêm sai trị, Thị nội thư tả Lờ phiờn. -Tiến sĩ Nguyễn Đình, chức Đốc đồng Tuyên Quang.

…Đàm Thận Bá không có con nối dõi nờn sõu khi cụ mất, các học trò đã cùng nhau mua hậu ở Hội Tư Văn để cúng giỗ thầy.

Về văn học, nền văn học nước ta ở thời kì này có điều kiện phát triển mạnh mẽ ở cả hai trường phái: cung đình và dân gian.

Văn học dân gian ở Kinh Bắccó nhiều nét mới như: có những làng có phong tục nói khoác, nói ngang, nói tức…để gây cười mang tính trào lộng, châm biếm .

Ngoài ra cũn cú những giai thoại về các danh nhân: như Trạng Me, Trạng Ngọt, Trạng Cháy, Trạng Kế.

Những sinh hoạt ca hát dân gian như quan họ, chèo, tuồng, hỏt chỏi hờ trở thành nếp văn hóa độc đáo ở vùng đất giàu truyền thống nghệ thuật này.

Văn học cung đình thời kì này có nhiều thành tựu xuất sắc. Ví như:

Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc-Nguyễn Gia Thiều,…. Về chữ Nôm có những tác phẩm như:

Phượng thành xuân sắc phú của Trạng nguyờn Nguyễn Giản Thanh người Hương Mạc, Từ Sơn; Hoàng Sĩ Khải người Lai Xá (huyện Lang Tài) có tác phẩm: Tiểu độc lạc phú, Tứ thời khúc

Trong thời kì này học giả Lê Quý Đụn đó tập hợp các bài thơ của khoảng 100 tác giả thời Lê lập ra Toàn Việt thi lục. Trong đú có tuyển nhiều bài thơ tác giả là người Kinh Bắc: tiến sĩ Vũ Cận người Lâm Tài được tuyển 100 bài, tiến sĩ Đàm Thận Huy ở Đông Ngàn-Từ Sơn có 12 bài…

Văn hóa Việt Nam trong các thế kỉ 16-17-18 có bước phát triển mạnh mẽ với sự kết hợp của văn hóa dân gian với văn hóa cung đình. Sức sáng tạo của

quần chúng được thể hiện và công nhận. Dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc , Từ Sơn , Bắc Ninh cũng có những đóng góp đáng kể.

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w