Gia phong dòng họ:

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 69)

- Quang Tá: hiệu Phúc Đức, sinh khoảng năm Đinh Mùi (1547) Cụ đỗ

VĂN HÓA DÒNG HỌ ĐÀM THẬ NỞ HƯƠNG MẠC, TỪ SƠN, BẮC NINH

2.3. Gia phong dòng họ:

Tất cả các dòng họ lớn hay nhỏ đều có gia phong riêng của mình.

Nền nếp gia phong là sự khẳng định của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng, gia đình , gia tộc đối với các sự vật, hiện tượng, trải qua các thế hệ, được mọi người thừa nhận, tuân theo và thực hiện một cách tự giác. Gia phong của một dòng tộc có vai trò đảm bảo sự tồn tại của dòng họ ấy và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của gia tộc.

Gia phong thuộc về thế giới tinh thần, nó không khép kín, cũng không bất biến mà luôn luôn được bổ sung, thanh lọc. Gia phong là sắc thái văn hóa của các gia đình, dòng tộc.

Khi tìm hiểu về dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh , chúng tôi đã nghiên cứu những di sản văn hóa của dòng họ, đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các thế hệ con cháu trong dòng họ, chúng tôi nhận thấy : đây là một dòng họ không chỉ có truyền thống hiếu học và khoa bảng mà cũn cú

nền nếp gia phong rất thuần hậu, thể hiện phẩm chất, tính cách của con người Từ Sơn , Bắc Ninh rất phong nhã, kiệm cần mà thượng võ.

Trong lời đề tựa cuốn gia phả dịch sang chữ quốc ngữ, cụ Đàm Duy Tạo đã viết : “Họ Đàm ta vốn dõi học hành thanh bạch, tính người phần đông thật thà, thẳng thắn, thích cảnh giản dị tự do, ghét sự luồn cúi xu nịnh , biết khinh những danh lợi phù vân, biết yên phận nghèo hèn để giữ lấy phẩm giá. Những tính tình này truyền nối đến nay mới hơn 20 đời đã hun đúc nên nhiều bậc trung hiền rực rỡ trong sử xanh, đã xây thành một nền gia giáo lương thiện kiệm cần” [68,8]

Chúng ta sẽ thấy nét văn hóa này thể hiện qua từng cách ứng xử của các cá nhân trong dòng họ:

Năm 1509, cụ Đàm Thận Huy lúc bấy giờ đang làm thượng thư bộ Lễ, cụ Đàm Thận Giản làm Hộ bộ Tả thị lang. Vua Tương Dực muốn thăng cụ Thận Giản lên thượng thư bộ Công. Cụ anh đó tõu rằng: “thần đã làm thương thư, nay em thần lại lên thượng thư nữa, thần e thiệt đường cho bọn hiền tài trong thiên hạ” rồi cụ nhất định từ chối, vua cũng đành thôi [54,215]

Cụ Đàm Quang Tán (đời 6): nhà nghèo, nhưng luụn khuyên con cháu cố học hành. Cụ thường bảo: “nhà ta vốn dòng thi thư, nên thận trọng, phải có chí đọc sách, trước mắt để nõng cao được tri thức, sau để tu thõn”. [68b,36]

Cụ Đàm Công Hiệu: năm Bính Dần, 1686, cụ được phong tri phủ Thượng Hồng, cụ làm quan thanh bạch nên nhà nghèo, lại gặp năm mất mùa, một dạo đã phải ăn khoai sọ trừ bữa , có người mang lễ một gánh gạo cụ nhất định không lấy. Người nhà có ý phàn nàn, cụ bảo rằng: “Nhà mình tuy không có gạo nhưng cũn cú khoai ăn trừ bữa, chứ nhà nó, thường vợ con phải nhịn đói để lấy gạo lễ mình. Giả gạo người ta, mình vẫn không chết đói mà thường cứu được cả nhõn mạng nhà người ta đấy, thế thỡ còn phàn nàn gì nữa!” [68,42]

Cụ làm quan không chỉ thanh bạch, liêm khiết mà còn cương trực, công minh. Gia phả cũ chép lại rằng khi cụ làm Tri phủ Hạ Hồng, có vụ án mạng giết người cướp ruộng mà thủ phạm là cậu Chúa Trịnh. Các quan trước sợ quyền uy lắm, không dám truy xét đến nên đã qua 6, 7 năm mà vẫn chưa xử xong. Khi cụ đến khéo hỏi tra được đầu đuôi tường tận, rồi cụ không e dè gì cả, đòi ngay tên thủ phạm đến. Rồi cụ tra hỏi rất nghiờm nờn hắn phải thú nhận. Cụ lấy đủ chứng cớ, án lý, làm văn bản giao tội phạm lên tỉnh. Việc đến vương phủ Chúa Trịnh, xử tử phạm nhân và còn ban chiếu khen cụ. Vì có việc này Chúa mới biết đến cụ, sau đó Chúa Định Vương mới kén cụ vào dạy dỗ và trông nom Chúa Trịnh Cương.

Xét thấy, con người ta không phải cứ hung hăng, tả xung hữu đột nơi trận mạc mới là người có chất thượng võ. Cụ Đàm Công Hiệu, một người con của dòng họ Đàm Thận đã thể hiện rõ chí khí của một bậc hiền nhân quân tử :

bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất .

Khi Trịnh Cương đã làm Chúa, thường muốn biếu đãi cụ, nhưng cụ đều chối từ. Một hụm , Chỳa vời cụ vào cung và bảo rằng : “Thầy với nhà Chỳa đõy , nghĩa bên ngoài là tôi với Chúa, nhưng tình bên trong thật là cha với con. Nhà Chúa đõy không biết lấy gì đền công thầy dạy bảo được.Ở trong cung thầy muốn lấy gỡ , Chỳa xin biếu!” cụ tìm lời từ chối , Chúa gặng hỏi

mãi, cụ mới thưa rằng: “Nhờ ơn tổ tiên nhà, để lại cửa nhà cơ nghiệp đủ dùng, duy tôi chỉ muốn xin Chúa mấy nghìn bộ sách ở kho giảng đường , trước làm của kỷ niệm quý báu cho gia đình, sau truyền lại cho con cháu được học hành rộng thờm”. Chỳa bèn sai người mang về nhà biếu cụ. [68b,45]

Năm Tân Sửu (1721) Lê Dụ Tôn- Bảo Thái thứ 4: cụ mệt, một hôm An Đô Vương về hỏi thăm cụ, thấy cụ vẫn nhà tranh vách đất muốn ngỏ ý mua thêm đất và làm nhà khác cho cụ nhưng cụ không nghe. Mãi đến khi cụ mệt

nặng, Chúa Trịnh Cương lại về quê thăm cụ, hỏi cụ có muốn gỡ khụng, cụ nói: Nhà tôi vốn hàn vi, nay nhờ ơn Chúa được thế này đã là quá lắm, lại còn mong ước gì, chỉ hiềm một nỗi là nhà ít đinh, chi phái hiếm người và chỉ ước mong khỏi bệnh để lại được ra thăm chỗ giảng đường cho đỡ nhớ thì hay lắm “ Trịnh Cương biết cụ khó qua khỏi . Một mặt sai Hưng quận công Nguyễn Thế Trung đi về xem đất đặt mả cầu đa đinh, mặt khác sai người dỡ tòa giảng đường chuyển về dựng trờn quờ cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu để thỏa lòng nhớ của cụ. Hưng quận công tìm được mấy ngôi đất bèn vẽ về xin ý kiến của cụ. Một ngôi ở bói Nghờ, trước làng Giỗ Khê; một ngôi nữa tại đình làng Giỗ Khê đẹp hơn cả,…Cụ nói rằng: “ tuy ngôi ở tại đình làng Giỗ Khê đẹp hơn nhưng để đất cầu đinh mà lại bắt dân làng phải dỡ đỡnh thỡ cũn phỳc đõu mà hưởng mãi về sau”. Bởi vậy chọn ngôi mộ ở Giỗ Khê , nơi bói

Nghờ làm sinh phần.[68b,45]

Cụ Đàm Liêm tính rất hiền hậu, gặp cảnh dì ghẻ con chồng, cụ kế mẫu sinh con một bề, hay trái tính, đối xử với cụ lắm khi ngang ngược, nhưng cụ vẫn một lòng hiếu thuận, không hề tỏ vẻ bất bình. Bài trướng các văn thân hàng tỉnh cú cõu : HIẾU CHỮ HẬU MẪU, NHÂN Vễ GIÁN MễN ( nghĩa là hiếu với dì ghẻ, không ai nói vào đâu được ).

Phu nhân của cụ Đàm Liêm là Vũ Thị Thực, người làng Hoàng Mai (làng Mơ, Hà Nội ) cũng xứng đáng là người phụ nữ xuất sắc của dòng họ Đàm Thận. Cụ người thấp, đi đứng nhanh nhẹn, nhàn nhã, tính tình vui vẻ, bụng rộng rãi thương người nghèo, ở với người nhà độ lượng, người làng khiêm nhường. Cụ trọng sự lễ nghĩa, giản dị hơn sự phú quý phù hoa. Cụ tuy là đàn bà nhưng rất can đảm vững vàng, gặp lúc nguy hiểm không hề bối rối, sợ hãi. Nhờ đức tính ấy mà năm Giỏp Thỡn, khi nhà bị cướp, cụ đã đưa bọn cướp đi quanh co nờn đó cứu được người nhà đang đau yếu khỏi bị cướp bắt. Trong sinh hoạt, cụ rất tiết kiệm, giản dị, chỉ khi nhà có việc cụ mới ăn vài miếng

thịt, còn quanh năm cụ chỉ ăn cơm rau, hoa quả, con cua, con ốc. Nhưng đối với bà con xóm giềng cụ lại rất rộng rãi, không tiếc gì ai bao giờ, nhất là lúc khó khăn. Hồi kinh tế khủng hoảng (1930), cụ thường bảo con cháu rằng: “Trời làm khó khăn là lúc ta có dịp làm phúc đó, vậy ta phải cố gắng giúp đỡ người nghèo khó, đừng có tiếc của. Lúc thái bình, no ấm, mình có thừa

tiền, thừa gạo, cũng chẳng ai cần mình [68b,170]. Một người phụ nữ có tư cách như thế, ở đời nay cũng không có nhiều.

Lẽ tất nhiên, trong dòng họ Đàm Thận cũng có những cá nhân kém cỏi hoặc phóng túng. Dòng họ còn truyền lại câu chuyện về một người con cháu đời thứ 16, tên là Tám (con cụ Hàn) như sau: cụ Tám là con thứ 5 cụ Hàn, là người vạm vỡ, học giỏi, chữ tốt sống vào thời Nguyễn, vua Minh Mệnh: vì qúa đua chơi, cụ đó đóng quan thanh tra giả, mượn cớ triều đình cử đi giám sát điều tra đã được mấy phủ huyện, sau bị lộ, sau có người thân tín đỡ cho mới thoát [68b,145]Tuy nhiên, số những thành viên như thế không nhiều. Dòng họ ghi lại những câu chuyện như vây cũng là để làm gương răn con cháu.

Một phần của tài liệu tiểu luận Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w