- Địa chỉ: KM số 6 quốc lộ 1A đường Bắc Giang đi Lạng Sơ n Xã Tân Dĩnh
2.2.1: Tình hình chung về nguyên vật liệu tại công ty.
2.2.1.1: Các loại NVL của Công ty CPCKXD SỐ II- HÀ BẮC.
Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị
trường, công ty phải sử dụng một khối lượng NVL rất lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau. Mỗi loại NVL có vai trò, tính năng lý hóa riêng. Muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác NVL thì phải tiến hành phân loại NVL một các khoa học, hợp lý. Từ những đặc điểm về NVL, Công ty CPCKXD SỐ II- HÀ BẮC đã tiến hành phân loại như sau:
- NVL chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Bao gồm các loại NVL mà công ty sử dụng như: xi măng, cát, đá, gạch, sắt thép….
- NVL phụ: là những vật liệu không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với NVL chính làm thay đổi màu sắc, hình dạng bên ngoài của công trình xây dựng như: đinh, vôi,ve,sơn, ốc vít….
- Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu…
- Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mà công ty sử dụng như: mũi khoan, săm lốp….
- Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các thiết bị điện,thiết bị xây dựng, thiết bị nước… như automat, tủ điện…
- Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, gỗ không dùng được nữa, tre, vỏ bao xi măng….
2.2.1.2: Công tác quản lý nguyên vật liệu.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, Công ty đã quan tâm và chú trọng đến công tác quản lý nguyên vật liệu. Trong từng khâu, từng phần hành công việc đều bố trí các bộ phận chuyên trách đảm nhiệm.
Hàng tháng, hàng quý căn cứ vào kế hoạch sản xuất và yêu cầu sử dụng vật tư, phòng kế hoạch lập kế hoạch thu mua vật tư giao cho bộ phận cung ứng vật tư thực hiện. Căn cứ vào kế hoạch thu mua, bộ phận cung ứng sẽ cử nhân viên tiếp liệu đi mua vật liệu cho công ty.
Nguồn cung ứng NVL của Công ty chủ yếu là do mua ngoài. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm xây lắp, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
tại các chân công trình nên công tác quản lý NVL giao cho từng đội thi công. Mỗi công trình là một kho nhằm giữ cho NVL không bị hao hụt,thuận lợi cho việc thi công xây dựng. Vì vậy, các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ô xy hóa, các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau. Để phục vụ cho yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý NVL, công ty đã phân loại một các rất khoa học và chi tiết.
Nhìn chung công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp đã được tổ chức tương đối khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, để quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả và chặt chẽ hơn nữa, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý ở tất cả các khâu. Làm thế nào để vừa sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, vừa cung cấp đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, đảm bảo cho quá trình được thường xuyên liên tục.
2.2.2: Quá trình tổ chức hạch toán nhập, xuất kho nguyên vật liệu.
2.2.2.1: Tính giá nhập kho nguyên vật liệu.
Trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập, NVL của Công ty chủ yếu do mua ngoài, hầu như không có vật tư thuê ngoài gia công chế biến.
- Trong đó giá mua trên hóa đơn là giá mua không bao gồm VAT.
Ví dụ: Trên phiếu nhập kho số 682 ngày 27/11/2014 anh Tuấn nhập vào kho công ty 5.040 kg thép hình I150x75x5 với đơn giá là 13.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT là 10% theo hóa đơn số 2673 ngày 27/11/2015 của công ty SX và TM Vĩnh Sáng.
Giá thực tế nhập kho của thép hình được tính = 5.040 x 13.000= 65.250.000 Thuế GTGT được khấu trừ = 65.250.000 x 10% = 6.525.000
Tổng giá thanh toán = 71.775.000 đ.
2.2.2.2: Tính giá xuất kho NVL.
Công ty CPCKXD số 2 Hà Bắc sử dụng xuất kho NVL theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng tính giá nguyên vật liệu bình quân – phụ lục 6)
Giá thực tế xuất kho =số lượng xuất kho X giá đơn vị bình quân
Trong đó:
Giá thực tế NVL tồn ĐK + giá thực tế NVL nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân=
SL thực tế NVL tồn ĐK + SL thực tế NVL nhập trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm nhưng mức độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán tập trung vào cuối tháng nên gây ảnh hưởng đến công tác kế toán.
2.2.2.3: Tính giá NVL tồn kho cuối kỳ.
Trị giá NVL tồn = Trị giá NVL tồn + Trị giá NVL nhập - Trị giá NVL xuất kho cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ