Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược chăm sóc khách hàng mạng di động Viettel (Trang 51)

Ma trận đánh giá các yếu tố môi trƣờng nội bộ Doanh nghiệp (IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng cũng nhƣ của toàn bộ Doanh nghiệp. Các nhà xây dựng chiến lƣợc thƣờng sử dụng Ma trận IFE để tóm tắt những phân tích, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của các yếu tố chi phối hoạt động bên trong của Doanh nghiệp.

Ma trận IFE đƣợc phát triển theo 5 bƣớc.

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thƣờng là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lƣu ý, tầm quan trọng đƣợc ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố đó với thành công của các Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Nhƣ thế,

39

đối với các Doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố đƣợc liệt kê trong bƣớc 1 là giống nhau.

Bảng 2.1: Mô hình ma trận IFE

Các yếu tố bên trong Mức độ quan

trọng Phân loại Số điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 …… Yếu tố n Tổng cộng 1,00

(Nguồn: Kết quả tác giả nghiên cứu)

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Nhƣ vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của Doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tƣơng ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố đƣợc đƣa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tƣơng ứug của mỗi Doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của Doanh nghiệp.

Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố đƣợc đƣa vào ma trận IFE là 4 thì Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối cao. Nếu từ 2,50 trở lên, thì Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên

40

mức trung bình. Ngƣợc lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của Doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

Đánh giá chiến lược chọn lựa

- Tiêu chuẩn về mặt định lượng

Chiến lƣợc phát triển thƣờng gắn với các chỉ tiêu số lƣợng nhƣ khối lƣợng bán, phần thị trƣờng, tổng doanh thu và lợi nhuận... Do vậy, tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lƣợc phát triển có thể dựa trên các chỉ tiêu này.

- Tiêu chuẩn về mặt định tính

Bên cạnh các tiêu chuẩn định lƣợng còn có các tiêu chuẩn định tính để thẩm định và đánh giá chiến lƣợc phát triển. Các tiêu chuẩn định tính đƣợc nhiều Doanh nghiệp coi trọng và lựa chọn là: thế lực của Doanh nghiệp, độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng chiến lƣợc với thị trƣờng.

Dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, Doanh nghiệp tiến hành so sánh các chiến lƣợc đã dự kiến với mục đích tìm ra đƣợc một chiến lƣợc để thực hiện. Chiến lƣợc đƣợc quyết định dựa vào thực hiện phải là chiến lƣợc tối ƣu hoặc ít nhất cũng phải vƣợt trội trong các chiến lƣợc đã xây dựng. Công việc lựa chọn và quyết định gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn chung để so sánh các chiến lƣợc dự kiến: lợi nhuận, an toàn trong kinh doanh, thế lực trong cạnh tranh...

Bước 2: Chọn thang điểm cho các tiêu chuẩn để có mức điểm thể hiện mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đề ra của các chiến lƣợc.

Bước 3: Tiến hành cho điểm từng tiêu chuẩn thông qua sự phân tích.

Bước 4: Tiến hành so sánh và lựa chọn. Về nguyên tắc, chiến lƣợc đƣợc chọn là chiến lƣợc có tổng số điểm cao nhất, hoặc chiến lƣợc có mức trung bình điểm cao nhất, thể hiện cao tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược chăm sóc khách hàng mạng di động Viettel (Trang 51)