Huyết trắng (dịch âm đạ

Một phần của tài liệu Thực hành vi sinh y học - Phần I kỹ thuật - Bài 1 các sử dụng và bảo quản kính hiển vi (Trang 53)

Lấy bằng que quấn gòn vô trùng: phết ở túi cùng Douglad hay các mảng trắng, cho vào ống nghiệm có dung dịch NaCl 0,85% vô trùng.

3.3. Cách xử lý bệnh phẩm

Bên cạnh việc lấy bệnh phẩm chính xác, việc vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm đúng quy cách cũng là yếu tố cần thiết để vi nấm sống sót. Trong cách xử lý bệnh phẩm, ta cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

a) Thời gian. Bệnh phẩm sau khi được lấy đúng cách, dán nhãn và vận chuyển đến phòng thí nghiệm nên được xử lý càng sớm càng tốt.

b) Nhiệt độ

Vi nấm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng và lạnh, vì vậy, chỉ nên để ở nhiệt độ phòng trong vòng 2 giờ sau khi lấy bệnh phẩm. Hầu hết bệnh phẩm và bệnh phẩm có khả năng nhiễm khuẩn có thể giữ

được ở 4oC; bệnh phẩm là hệ thần kinh trung ương bảo quản ở 30oC. Đối với da, tóc, móng, có thể vận chuyển qua đường bưu điện và ở những nơi xa.

c) Không nên xử lý những bệnh phẩm nghi ngờ lấy không đúng quy cách, như là bệnh phẩm lấy ở vị trí không phù hợp, lọ chứa bị rò rỉ vì kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch, không phản ảnh đúng tình trạng bệnh lý. Phải thông báo cho bác sĩ lâm sàng ngay lập tức nếu bệnh phẩm bị bỏ, không được xử lý; hoặc thông báo tình trạng nghi ngờ nếu bệnh phẩm tiếp tục được xử lý. Các bệnh phẩm bỏ đi đều phải được tiệt khuẩn trước khi bỏ.

d) Cần xử lý trước một số bệnh phẩm chọn lọc để làm tăng khả năng phát hiện vi nấm, quy trình bao gồm ly tâm (để tập trung vi nấm), ly giải tế bào máu (để phóng thích vi nấm khỏi tế bào) và cắt lát hoặc ngâm (để tăng bề mặt tiếp xúc của bệnh phẩm).

Ngoài việc soi trực tiếp dưới kính hiển vi, phát hiện kháng nguyên và/ hoặc làm phương pháp sinh học phân tử, tất cả các bệnh phẩm đều được cấy để phát hiện và định danh vi nấm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Một phần của tài liệu Thực hành vi sinh y học - Phần I kỹ thuật - Bài 1 các sử dụng và bảo quản kính hiển vi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w