PHÂN LOẠI LỚP CÔN TRÙNG

Một phần của tài liệu Thực hành vi sinh y học - Phần I kỹ thuật - Bài 1 các sử dụng và bảo quản kính hiển vi (Trang 90)

. KHẢO SÁT TRỰC TIẾP

B. PHÂN LOẠI LỚP CÔN TRÙNG

Những côn trùng ký sinh người thuộc 4 bộ sau đây: – Bộ Diptera: có 2 cánh ở thể màng (ruồi, muỗi). – Bộ Anoplura: không có cánh.

– Bộ Hemiptera: có 4 cánh.

– Bộ Siphonaptera: không có cánh.

Bộ Diptera và bộ Siphonaptera có chu kỳ biến thái hoàn toàn (hình thể của ấu trùng khác hẳn con trưởng thành).

Bộ Hemiptera và bộ Anoplura có chu kỳ biến thái không hoàn toàn (hình thể của ấu trùng gần giống con trưởng thành).

1. Bộ Diptera chia làm 2 bộ phụ dựa vào số đốt của râu: – Bộ phụ Tiêm giác (Nematocera): râu dài, có trên 3 đốt. – Bộ phụ Đoản giác (Brachycera): râu ngắn, có dưới 3 đốt.

1.1. Bộ phụ Tiêm giác (Nematocera)a) Muỗi trưởng thành a) Muỗi trưởng thành

– Muỗi có tầm quan trọng nhất về phương diện y học và có những đặc điểm sau đây: + Đầu muỗi có hình cầu, mang 2 mắt kép, vòi, xúc biện và râu.

+ Vòi kiểu chích, gồm có: môi dưới và môi trên rất nở nang uốn cong lại tạo thành một cái vòi, còn hàm trên và hàm dưới biến thành những trâm bén nhọn có thể xuyên thủng da.

+ Xúc biện: ở hai bên của vòi, có chức năng xúc giác. Xúc biện khác nhau tùy theo giống và loài muỗi nên dùng để định loại.

+ Râu của con đực và con cái khác nhau: râu của con đực có nhiều lông và rậm, râu của con cái thưa và ngắn.

+ Ngực muỗi gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, đốt giữa mang thêm đôi cánh.

+ Cánh muỗi có các đường sống dọc và đường sóng chếch costa. Trên cánh có vẩy, vẩy tạo nên riềm cánh. Những đường sống trên cánh muỗi và hình thể vẩy trên các đường sống có giá trị trong định loại

Một phần của tài liệu Thực hành vi sinh y học - Phần I kỹ thuật - Bài 1 các sử dụng và bảo quản kính hiển vi (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w