KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN

Một phần của tài liệu Thực hành vi sinh y học - Phần I kỹ thuật - Bài 1 các sử dụng và bảo quản kính hiển vi (Trang 47)

2.1. Mẫu vật có kích thước nhỏ: Bọ gậy

Bọ gậy và các loại tiết túc có kích thước nhỏ khác được làm tiêu bản giữa lam kính và lá kính. Trước khi làm tiêu bản, nếu loại tiết túc nào có màu sắc đậm, cần phải làm trong bằng KOH 10%; còn với loại tiết túc nào có thân dày, cần phải ép cho dẹp, chú ý ép từ từ để không làm vỡ mẫu vật. Dưới đây là phần mô tả làm tiêu bản bọ gậy.

a) Dụng cụ

– Que thủy tinh – Hai kim côn trùng – Lam kính – Lá kính – Nhãn giấy – Bọ gậy. b) Hóa chất Dung dịch dán lam kính:

c) Quy trình kỹ thuật

 Định loại và tên bọ gậy trước khi làm tiêu bản.  Đặt bọ gậy lên lam kính.

ƒ Lấy que thủy tinh nhỏ 1 giọt dung dịch dán lam kính lên trên bọ gậy.  Đặt lá kính lên trên giọt dung dịch dán lam kính.

 Nếu cần, lấy kim côn trùng chỉnh sửa tư thế để thấy rõ các chi tiết cần định danh.  Nếu có bọt khí giữa 2 lam kính thì dùng kim côn trùng chỉnh cho hết bọt khí.  Để khô tiêu bản đã hoàn thành.

 Dán nhãn vào góc của lam kính.

 Ghi tên, nơi bắt, thời gian bắt bọ gậy lên nhãn.

2.2. Mẫu vật có kích thước lớn: Muỗi

– Những tiết túc có thân lớn thì không thể làm tiêu bản giữa 2 lá kính, mà được cắm kim qua thân. – Sau khi cắm kim, tiết túc được giữ trong ống thủy tinh hoặc cất trong hộp kín. Ống thủy tinh phải thật khô, sấy kỹ, đáy ống có chất chống mốc, được ngăn giữ bằng bông. Nút của ống thủy tinh phải thật kín và gắn bằng Paraffine.

– Những tiết túc có thân hình quá lớn thì có thể ngâm trong cồn, khi cần lấy ra quan sát dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. Sau khi định danh tiết túc rồi, viết tên và gắn nhãn để làm sưu tập.

a) Dụng cụ

– Ống thủy tinh nhỏ có nắp

– Kim cắm: kim không gỉ, có thể bằng thủy tinh – Bông – Băng phiến – Nhãn – Miếng bấc. b) Hóa chất – Ether – Paraffine.

Một phần của tài liệu Thực hành vi sinh y học - Phần I kỹ thuật - Bài 1 các sử dụng và bảo quản kính hiển vi (Trang 47)