Những ưu điểm

Một phần của tài liệu luận văn Niên luận Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam (Trang 61)

- Dạng Sapô nêu cảm xúc: Sapô dạng này sẽ ghi lại dấu ấn cái tôi của tác giả tạo khả năng khơi gợi cảm xúc hay suy nghĩ người đọc theo

Tiểu kết chương 2.

3.1.1. Những ưu điểm

Nhìn chung, cả Tiền Phong Online và Tạp chí QLNN đều đã cập nhật và phản ánh thông tin về CCHC tới công chúng một cách đa dạng dưới nhiều góc độ khác nhau.

Với những thế mạnh của một trang báo điện tử, TPO luôn mang đến cho động giả một bức tranh sinh động về CCHC. Đặc biệt là những thông tin luôn được cập nhật nhanh chóng, chính xác và kịp thời đến với công chúng. Đây là một lợi thế rất lớn của báo mạng nói chung và của báo TPO nói riêng. Trong lĩnh vực CCHC, những thông tin, những sự kiện mới có tầm ảnh hưởng lớn với xã hội đều được toà soạn quan tâm và đăng tải ngay khi nó mới diễn ra. Những thông tin này thường là các chính sách, các văn bản pháp luật mới hay các chủ trương, quan điểm chỉ đạo mới về CCHC. Chính vì thế, có những chính sách vừa được thông qua nhưng chỉ một vài giờ sau đó, thậm chí vài chục phút sau người ta có thể nghiên cứu nó trên báo điện tử. Thế mới biết tầm quan trọng và sự tiện lợi của báo điện tử như thế nào đối với việc cập nhật thông tin của công chúng.

Bên cạnh đó, với chức năng giao lưu trực tuyến, độc giả có thể gửi phản hồi của mình về nội dung của bài báo đó hoặc đóng góp ý kiến về vấn đề được phản ánh, thậm chí độc giả còn có thể gửi bài viết của mình tới toà soạn thông qua mục Tương tác >> Bạn đọc. Nhờ đó, thông tin phản hồi nói chung và thông tin phản hồi về thực trạng CCHC nói riêng được tiếp nhận một cách rộng rãi, công chúng thể hiện được những quan điểm, chính kiến của cá nhân. Những thông tin phản hồi sẽ cho thấy hiệu quả truyền thông của báo chí đối với vấn để phản ánh, giúp tạo và định hướng dư luận xã hội. Mặt khác, cũng thông qua khả năng tương tác giữa cơ quan

báo chí và độc giả qua Internet, nhiều vấn đề mới về CCHC được gợi mở, huy động được sức mạnh trí tuệ của đông đảo nhân dân vào thực hiện các nhiệm vụ CCHC đặt ra.

Ví dụ: Bài viết đóng góp ý kiến: “Sao không phát thẻ lĩnh tiền cho người nghèo?” của bạn đọc Vũ Thơ (TPO ngày 16/02/2009 ). Từ một loạt bài viết về vụ việc tiền hỗ trợ tết của người nghèo bị bớt xén bởi hàng trăm chiêu thức khác nhau, tác giả Vũ Thơ đã đưa ra sáng kiến để các nhà quản lý tham khảo về phương pháp quản lý tiền hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng được hưởng: “Sau khi được địa phương xem xét, đánh giá, lập biểu tổng hợp các gia đình cần được trợ cấp báo cáo lên cấp trên, có nên chăng ngành tài chính phát cho các đối tượng được hưởng trợ cấp một dạng thẻ theo mệnh giá qui định. Bản thân các hộ được hỗ trợ tiền trợ cấp có thẻ đi lĩnh tiền trực tiếp tại ngân hàng theo biểu tổng hợp đã có (tất nhiên người lĩnh phải có đủ giấy tờ tuỳ thân hoặc giấy uỷ quyền)”.

Với sáng kiến này sẽ góp phần gợi mở cho các nhà quản lý, các cơ quan chức năng xây dựng nên các biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm tệ nạn tham ô, tham nhũng, bớt xén tiền bạc của nhân dân.

Ngoài ra, một ưu điểm lớn nữa của TPO là khả năng hệ thống hoá các bài viết có liên quan hoặc cùng chủ đề phản ánh, giúp cho người đọc theo sát được toàn bộ quá trình diễn biến của sự việc. Thông qua đường dẫn, người đọc sẽ tìm kiếm được những thông tin liên quan đã được đăng trước đó để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề, nắm bắt được diễn biến sự việc dù vì lý do nào đó họ không thể theo dõi thông tin ngay từ ban đầu.

Ví dụ: Khi đọc bài viết “Ai giám sát cái Tết 2.500 tỷ đồng cho người nghèo?”, phí dưới tít chính sẽ xuất hiện các đường link dẫn tới các bài viết cũ hơn đã được đăng trước đó nhưng có chung một vấn đề phản ánh: những tiêu cực trong thực hiện chính sách hỗ trợ tiền tết cho hộ nghèo. Thông qua những đường link này, người đọc sẽ có được bức tranh toàn cảnh về vấn đề mình quan tâm.

Ai giám sát cái Tết 2.500 tỷ đồng cho người nghèo? >> Tiền Tết của người nghèo: Những chiêu bớt xén

>> Lương hai triệu đồng/tháng cũng được phát tiền Tết >> Tiền Tết cho người nghèo: Bớt xén kiểu "quân dân chính" >> Quảng Bình: Phát tiền Tết sai phạm trên diện rộng

>> Thứ trưởng Bộ Tài Chính : Vi phạm phải xử lý

>> Thủ tướng yêu cầu : Tổng kiểm tra chi tiền Tết cho người nghèo

Một ưu điểm nữa của TPO là sự chi tiết, tỉ mỉ trong phản ánh thông tin CCHC đến với độc giả. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong các loạt bài điều tra, các bài phản ánh về những vấn đề tiêu cực trong quá trình thực hiện CCHC. Có thể lấy ví dụ về loạt bài điều tra vụ “xà xẻo tiền tết của người nghèo”, chỉ với những thông tin phản ánh ban đầu về việc tiền tết đến người dân không đủ, các phóng viên đã tiến hành điều tra làm rõ vụ việc, dẫn chứng ra các mánh khoé, thủ thuật để bớt xén tiền của người dân; Và kết quả là phát hiện hàng loạt các sai phạm đã diễn ra không chỉ ở một địa phương mà còn ở hàng chục địa phương khác trong cả nước, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra và xử lý các sai phạm.

Ngôn từ sử dụng trong các bài viết có nội dung CCHC trên TPO đã được thông dụng hoá, gần gũi hoá với ngôn từ hàng ngày của người dân giúp họ tiếp cận thông tin dễ dang hơng, hiểu vấn đề thấu đáo hơn. Các thuật ngữ chuyên ngành như “đạo đức công vụ” được sử dụng lại trong các bài viết là “đạo đức của cán bộ, công chức”; “bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” được sử dụng ngắn gọn hơn và dễ hiểu hơn là bộ phận “Một cửa”, “Một dấu” hay “Một cửa liên thông”; “văn hoá công sở” được biểu đạt dưới các nội dung về thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật… của công chức khi giải quyết công việc.

Nội dung CCHC cũng được xé nhỏ ra từng vấn đề, từng khía cạnh để phản ánh. Ví dụ như những bài phản ánh về thái độ làm việc của công chức hay hành vi vi phạm pháp luật, suy đồi đạo đức của họ cũng là một trong những nội dung cần quan tâm của cải cách cán bộ, công chức. Vấn đề phản ánh luôn là các vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất của

công chúng, gắn với đời sống hàng ngày của xã hội nên thông tin phản ánh rất phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tạp chí QLNN, không có nhiều thế mạnh như TPO nhưng bù lại, thông tin CCHC trong các bài viết bao giờ cũng là những thông tin có tính toàn diện, bao quát đến nội dung của lĩnh vực cải cách. Thông tin CCHC trong tạp chí mang nặng tính lý luận, nghiên cứu và đi sâu vào phân tích các nguyên nhân, kết quả của CCHC và đưa ra các giải pháp, các hướng thực hiện góp phần thúc đẩy CCHC đạt kết quả hơn nữa.

Như vậy, dù vẫn TPO và Tạp chí QLNN cũng còn những hạn chế nhất định song về cơ bản cả hai cơ quan báo, tạp chí này đã đáp ứng được cả nhu cầu về lý luận, nghiên cứu và nhu nhu cầu về thông tin thực tế CCHC. Thông qua đó chúng ta nhìn thấy một bức tranh hiện thực về CCHC đầy đủ về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Một phần của tài liệu luận văn Niên luận Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w