Hệ thống các thể loạ

Một phần của tài liệu luận văn Niên luận Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam (Trang 43)

- Các bài viết trích dẫn quan điểm chỉ đạo trong các nội dung CCHC : Thông tin, tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nướcc

2.3.1. Hệ thống các thể loạ

Chất lượng của một tác phẩm báo chí không chỉ phụ thuộc vào nội dung vấn đề được phản ánh mà còn phụ thuộc vào hình thức thể hiện, phương thức chuyển tải thông tin, ngôn ngữ, cấu trúc của tác phẩm đó. Để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất, các bài báo thường được thể hiện ở các thể loại khác nhau, song trên thực tế để phân định rạch ròi từng thể loại được sử dụng qua các bài báo chỉ là tương đối vì ranh giới giữa các thể loại rất mờ nhạt và có sự đan xen với nhau.

Bảng 2.3. Số lượng các thể loại được sử dụng để viết về CCHC trên TPO và Tạp chí QLNN từ tháng 1/2009 – 5/2010. Thể loại Báo, tạp chí Tổng số tin bài Tin Bài phản ánh

Điều tra Thể loại khác

TPO 412 179 132 83 18

Tỷ lệ (%) 100 43,5 32,0 20,1 4,4

Tạp chí QLNN 76 0 76 0 0

Trên cơ sở khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các thể loại báo chí để chuyển tải thông tin CCHC ở TPO và Tạp chí QLNN có sự khác biệt rõ ràng. Tạp chí CCHC chỉ sử dụng duy nhất thể loại phản ánh phân tích để đưa thông tin CCHC thì TPO lại đa dạng hoá các thể loại để chuyển tải thông tin đến độc giả một cách phong phú, đa dạng và phù hợp với từng vấn đề. Đây cũng là một thế mạnh của TPO trong quá trình phản ánh thông tin nói chung và thông tin CCHC nói riêng, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của độc giả.

Bên cạnh đó, giữa các thể loại báo chí cũng được sử dụng ở các mức độ khác nhau trong TPO. Theo bảng thống kê trên, trong việc cung cấp thông tin về CCHC, Tin là thể loại báo chí được sử dụng chủ yếu nhất, chiếm 43,5% tổng số bài viết về CCHC. Đứng vị trí số 2 là bài phản ánh (32%) và bài điều tra đứng vị trí thứ 3 với 20,1%. Ngoài ra, TPO còn sử dụng các thể loại báo chí khác như: bình luận, tiểu phẩm, ghi nhanh… song số lượng bài viết ở các thể loại này không nhiều.

- Tin:

Tin là thể loại thuộc nhóm báo chí thông tấn, phản ánh sự kiện một cách ngắn gọn, cô đọng nhất, thông tin nhanh chóng, kịp thời nhất về sự kiện, hiện tượng vừa xảy ra hoặc đang xảy ra trong đời sống xã hội.

Tin là thể loại được sử dụng nhiều nhất trong việc đưa thông tin CCHC đến với độc giả của TPO. Nội dung tin chủ yếu là thông báo các kết quả hoặc thông tin thực hiện CCHC. Có thể lấy ví dụ như: “Tiết kiệm 4.800 tỉ đồng từ đơn giản hóa thủ tục hành chính” (TPO, ngày 01/4/2010), “Hà Nội: Từ 10/7, thực hiện cơ chế một cửa” (TPO, ngày 05/7/2009), “18,7 triệu EUR thúc đẩy giảm bớt thủ tục hành chính Việt Nam” (10/9/2009)…

Về cấu trúc tin: Hầu hết các tin đều được thiết kế theo hình tháp ngược, có nghĩa là những thông tin quan trọng nhất được đưa lên đầu tin,

sau đó là những thông tin lý giải ít quan trọng hơn. Với dạng cấu trúc này, thuận lợi lớn nhất là đáp ứng nhanh nhu cầu tiếp nhận thông tin nhanh của độc giả Internet ngày nay. Ví dụ, tin “18,7 triệu EUR thúc đẩy giảm bớt thủ tục hành chính Việt Nam” của tác giả T. Nam: “Ngày 9/9, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội cho biết, Đan Mạch và Thụy Điển đã ký thỏa thuận hợp tác ủy nhiệm cho Chương trình Hợp tác tư pháp mới với Việt Nam có tổng trị giá 18,7 triệu EUR. Theo thỏa thuận này, Đan Mạch sẽ thay mặt Thụy Điển hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác nhằm giảm bớt gánh nặng hành chính cho các đối tác của Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả viện trợ hợp tác phát triển của các nhà tài trợ. Chương trình được triển khai trong 5 năm kể từ năm 2010”.

Về thể loại tin: Tin ngắn được sử dụng khá phổ biến, chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin. Đây cũng là một dạng tin có thuận lợi lớn trong việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thông tin, độc giả không mất quá nhiều thời gian để nghiên cứu sự kiện, vấn đề được phóng viên đề cập đến. Bên cạnh đó, dạng tin bình , tin sâu cũng là một thế mạnh của TPO trong những trường hợp cần nhấn mạnh đến nội dung của vấn đề. Ví dụ: TPO, ngày 07/04/2010 đưa tin: “Cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm 240 tỷ đồng/năm” với nội dung: “Chiều nay 7/4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết: theo kết quả rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa thủ tục hành chính là khoảng gần 240 tỷ đồng/năm; với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 32,5%”. Và kèm theo lời bình của tác giả: “Đây là số tiền lượng hóa trên cơ sở tính toán chi phí có thể tiết kiệm được trong một năm nếu thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ sau khi rà soát, bổ sung. Những thủ tục này liên quan đến các lĩnh vực: tôn giáo; cơ yếu; công chức, viên chức; tổ chức, biên chế; văn thư lưu trữ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo... của Bộ”.

Nhìn chung, tin là một thể loại báo chí dễ sử dụng và mang lại hiệu quả truyền thông khá cao. Trong khi Tin được sử dụng phổ biến và hầu hết

ở các trang báo của TPO khi thông tin về các vấn đề của CCHC thì Tạp chí QLNN, thể loại này lại “vắng bóng” trên các số được phát hành.

- Bài phản ánh:

Bài phản ánh là một trong những thể loại cơ bản của báo chí với vai trò cổ vũ những hiện tượng mới, đồng thời vạch ra những tồn tại, cản trở sự vận động đi lên của xã hội. Yếu tố quan trọng của bài phản ánh không chỉ là thông tin sự kiện, hiện tượng mà còn phân tích được các sự kiện đó.

TPO và tạp chí QLNN đều sử dụng rất triệt để thể loại này trong việc cung cấp thông tin CCHC cho độc giả. Thể loại báo chí này gồm các dạng: bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân tích và bài phản ánh nêu vấn đề. Trong các bài phản về CCHC trên TPO dạng bài phản ánh thông tin là chủ yếu, tác giả chú trọng vào cung cấp thông tin về thực trạng CCHC đang diễn ra. Có thể nêu lên ví dụ qua bài phản ánh “Cơ quan hành chính Hà Nội: Nạn 'cao su' thời gian tái diễn” của tác giả Minh Tuấn (16/4/2009) khi phản ánh tình trạng một số cơ quan hành chính trên địa bàn Hà Nội chưa nghiêm túc về giờ giấc làm việc cũng như trong thực hiện quy định của bộ phận một cửa, dây dưa kéo dài thời gian giải quyết công việc của người dân; Hoặc bài phản ánh “không khí” của kỳ thi tuyển công chức nhà nước ở Tuyên Quang qua bài viết: “Thi tuyển công chức ở Tuyên Quang: Nóng từ vòng mua hồ sơ” của tác giả Bùi Hoàn khi phản ánh: “Từ đầu tuần đến nay, trước cổng Sở Nội vụ luôn đông người chầu trực để mua hồ sơ thi công chức, thậm chí còn tràn cả xuống lòng đường. Đáng chú ý là rất nhiều người trong số này đến từ những xã vùng cao ở các huyện. Theo phản ánh của những người đến mua hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ chỉ còn vài ngày nữa nhưng các huyện lại không có hồ sơ để bán nên mới dẫn đến tình trạng các thí sinh ở các xã, huyện vùng cao lặn lội lên thị xã để mua hồ sơ. Tuy nhiên, ngay tại Sở Nội vụ, hồ sơ cũng bị "cháy", không đáp ứng được cho người có nhu cầu…”.

Khác với TPO, bài phản ánh được sử dụng chủ yếu trong tạp chí QLNN lại là dạng bài phản ánh phân tích mà trong đó tác giả đặc biệt lưu ý mối liên hệ nhân quả trong quá trình giải quyết vấn đề được đặt ra trong nội dung tư tưởng. Ví dụ, trong bài viết “Các vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 130/2005/NĐ-CP” của tác giả Lê Chi Mai đề cập đến những vấn đề khó khăn khi triển khai thực hiện trên thực tế Nghị định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đầu tiên tác giả nêu lên các vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định như: Nhiều nơi không chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc triển khai cơ chế tự chủ; Việc xác định biên chế và thẩm quyền sử dụng biên chế không hợp lý; Thiếu quyền tự chủ trong sử dụng nhân lực… Sau đó, tác giả chỉ ra các nguyên nhân gây nên tình trạng đó và cuối cùng đưa ra các hướng giải pháp nhằm triển khai một cách hiệu quả nhất nội dung của Nghị định vào thực tiễn: Cần có sự quyết tâm cao và chỉ đạo cương quyết của lãnh đạo; Cần có tài liệu hướng dẫn rõ ràng về quy trình áp dụng cơ chế… (Tham khảo thêm bài: “ Các vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 130/2005/NĐ-CP”, Tạp chí QLNN số 163, tháng 8/2009).

- Bài điều tra:

Điều tra cũng là một thể loại được sử dụng nhiều trên Tiền Phong Online, đặc biệt là trong việc cung cấp những thông tin tiêu cực trong công tác quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Thông qua các bài điều tra, những gương mặt cán bộ, công chức với những hành vi vi phạm pháp luật, suy đồi đạo đức dần dần lộ ra. Bằng những ngòi bút và câu văn sắc sảo, các nhà báo đã góp phần đấu tranh tố giác các hành vi tiêu cực đã và đang diễn ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Có thể kể đến như một loạt các bài điều tra về việc “xà xẻo tiền tết của người nghèo” mà kết quả có liên quan đến các hành vi sai phạm của một đội ngũ không nhỏ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao.

Một phần của tài liệu luận văn Niên luận Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w