Thực trạng quản lý TSNH của Công ty (giai đoạn 2011 – 2013)

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần Long Vạn Đạt (Trang 30)

2.3.2.1. Thực trạng tiền và các khoản tương đương tiền

Biểu đồ 2.2. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)

Biểu đồ cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty thay đổi qua từng năm. Cụ thể: năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 109 triệu đồng, năm 2012 lượng tiền Công ty dự trữ tăng lên là 253 triệu đồng tăng 144 triệu đồng tương ứng với 132,11% so với năm 2011. Đến năm 2013 lượng tiền dữ trữ của Công ty lại tiếp tục tăng lên là 482 triệu đồng tăng 229 triệu đồng tương ứng với 90,5% so với năm 2012. Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng mạnh theo từng năm chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngắn hạn của Công ty rất cao vì Công ty phải thanh toán ngay rất nhiều khoản cho nhà cung cấp hàng hóa và các đối tác kinh doanh, lượng tiền trong Công ty lớn làm khả năng thanh toán tức thời của Công ty cũng tăng lên. Do đó, đảm bảo chi trả được các khoản nợ ngay mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ làm tăng chi

109 253 482 0 100 200 300 400 500 600 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm

31

phí quản lý tiền của đồng thời cũng tạo ra chi phí cơ hội cho Công ty vì tiền trong quỹ là tiền không thể sinh lời được, vì vậy Công ty cần cân nhắc để có chính sách dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền hợp lý.

Hiện tại như đã được tìm hiểu Công ty chưa có bất cứ một mô hình quản lý tiền cụ thể nào, do quy mô Công ty tương đối nhỏ lượng tiền trong Công ty không nhiều do đó chính sách quản lý tiền trong các năm qua chủ yếu đều dựa theo kinh nghiệm thực tế nên việc quản lý tiền còn gặp nhiều hạn chế, do trình độ quản lý tiền và các khoản tương đương tiền của cán bộ quản lý chưa cao dẫn đến việc dự trữ tiền lúc nhiều lúc ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến quá trình đưa ra các chiến lược kinh doanh cho thời gian hoạt động tiếp theo, dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn thấp. Do đó trong thời gian tới Công ty cần xây dựng một mô hình quản lý tiền cụ thể hợp lý đủ để đảm bảo chi trả cho nhà cung cấp, đối tác khi cần thiết đồng thời cũng có thể dùng để sinh lời cho Công ty bằng một số hoạt động đầu tư ngắn hạn khác.

2.3.2.2. Thực trạng khoản phải thu ngắn hạn

Bảng 2.4. Khoản phải thu ngắn hạn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 -2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Phải thu khách hàng 4.857 5.027 309 170 3,5 (4.718) (93,85) Trả trước người bán 871 - 1.776 (871) (100) 1.776 - Khoản phải thu khác - - 1.350 - - 1.350 -

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011, 2012, 2013 & tính toán của tác giả)

Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty nhưng trong hai năm gần đây khoản phải thu ngắn hạn đang có xu hướng giảm xuống. Sự thay đổi của khoản

phải thu ngắn hạn thay đổi chủ yếu do các khoản phải thu khách hàng, trả trước người bán và các khoản phải thu khác thay đổi. Cụ thể:

Khoản phải thu khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng cao trong tổng khoản phải thu ngắn hạn, năm 2011 là 4.857 triệu đồng năm 2012 khoản phải thu khách hàng tăng lên 5.027 triệu đồng tăng 170 triệu đồng tương ứng với 3,5% so với năm 2011, sang đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng giảm mạnh xuống còn 309 triệu đồng giảm 4.718 triệu đồng tương ứng với 93,85% so với năm 2013. Sự giảm này xảy ra do năm 2013 Công ty thắt chặt lại chế độ thu tiền hàng của khách hàng để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn dẫn đến không có đủ vốn để xoay vòng. Tránh tình trạng giống năm 2012 khoản phải thu khách hàng quá cao làm cho Công ty không thể chi trả các khoản nợ đến hạn thanh toán nên dẫn đến phải đi vay các tổ chức khác dẫn đến chi phí lãi vay phải trả năm 2012 rất cao.

Trả trước cho người bán cũng là một khoản vốn bị chiếm dụng bởi tổ chức khác. Năm 2011 khoản trả trước cho người bán là 871 triệu đồng, năm 2012 không phát sinh khoản mục này do năm 2012 Công ty không có đủ vốn tiền mặt để xoay vòng cho hoạt động kinh doanh do khoản phải thu khách hàng quá lớn nên không có đủ lượng tiền để trả trước cho người bán. Sang đến năm 2013 khoản phải trả người bán lại tăng lên là 1.776 triệu đồng do năm 2013 Công ty có sự thay đổi trong chính sách thu tiền hàng đồng thời một số nhà cung cấp của Công ty yêu cầu đưa ra một khoản tiền đặt cọc trước khi nhập hàng do đó khoản trả trước người bán của Công ty tăng lên. Tuy nhiên khoản phải trả người bán của Công ty năm 2013 chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn. Đây là một vấn đề mà Công ty cũng cần phải cân nhắc nên giảm bớt xuống bởi đây cũng là nguồn vốn bị chiếm dụng.

Khoản cuối cùng trong mục phải thu ngắn hạn đó là các khoản phải thu ngắn hạn khác. Năm 2011 và 2012 Công ty không phát sinh khoản mục này nhưng năm 2013 khoản mục này lại phát sinh rất lớn chiếm tỷ trọng cao khoảng 39% trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân do cuối năm 2013 Công ty có nhận ủy thác xuất khẩu một lô máy móc công nghiệp cho công ty khác nhưng chưa được phía đối tác thanh toán.

Có thể thấy sang năm 2013 Công ty đã có chiến lược quản lý điều chỉnh khoản phải thu của mình linh hoạt hơn so với các năm trước. Kết quả là khoản phải thu ngắn hạn giảm đi điều này có nghĩa là vốn Công ty bị chiếm dụng ít hơn và chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn. Tuy nhiên thắt chặt chính sách thu tiền hàng lại sẽ làm cho Công ty khó có thể thu hút được khách hàng do thời gian thu tiền ngắn nên khách hàng đến doanh nghiệp cạnh tranh để mua hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có sự điều chỉnh chính sách thu tiền phù hợp và linh hoạt hơn để đảm bảo giữ chân

33

được khách hàng mà vẫn đảm bảo được hoạt động quay vòng vốn từ khoản phải thu ngắn hạn.

2.3.2.3. Thực trạng hàng tồn kho

Biểu đồ 2.3. Hàng tồn kho

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011, 2012, 2013)

Tổng giá trị hàng tồn kho của Công ty có xu hướng giảm dần trong ba năm. Năm 2011 hàng tồn kho 6.865 triệu đồng đến năm 2012 là 6.543 triệu đồng giảm 322 triệu đồng tương ứng với 4,69% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 hàng tồn kho là 4.497 triệu đồng giảm 2.046 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với 31,27%. Nguyên nhân do nền kinh tế gặp nhiều biến động dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty thấp nhưng những năm trước Công ty lại mua quá nhiều hàng tồn kho đến năm 2011 nền kinh tế khó khăn lượng hàng hóa tiêu thụ giảm dần dẫn đến hàng tồn kho năm 2011 rất cao, vậy nên năm 2012, 2013 Công ty đã bớt đi các khoản đầu tư vào kho không nhập thêm các máy móc công nghiệp mới nhiều nữa để tập trung đẩy nốt máy móc tồn kho ra ngoài thị trường để thu được lợi nhuận đồng thơi giảm bớt chi phí lưu kho. Đây cũng là cách để Công ty tăng doanh thu bán hàng và giảm chi phí. Vì lượng hàng tồn kho tồn đọng lại một số lượng lớn làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, điều này gia tăng tình trạng ứ đọng vốn dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty thấp

6865 6543 4497 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần Long Vạn Đạt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)