Cơ cấu tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần Long Vạn Đạt (Trang 25)

2.3.1.1. Cơ cấu TSNH và TSDH của Công ty (giai đoạn 2011 – 2013)

Như đã biết tài sản Công ty chia làm hai loại là TSNH và TSDH. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trước hết ta đi tìm hiểu về cơ cấu TSNH và TSDH thay đổi về quy mô và tỷ trọng như thế nào qua các năm.

Biểu đồ 2.1. Quy mô và cơ cấu tài sản của Công ty (giai đoạn 2011 – 2013)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)

Biểu đồ cho thấy quy mô tài sản của Công ty trong 3 năm có xu hướng giảm đi. Cụ thể năm 2011 tổng tài sản là 20.552 triệu đồng, đến năm 2012 tổng tài sản là 18.727 triệu đồng giảm 1.825 triệu đồng tương ứng với 8,88% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 tổng tài sản là 17.375 triệu đồng giảm 1.352 triệu đồng tương ứng với giảm 7,22% so với năm 2012. Đi cùng với sự thay đổi về quy mô của tài sản thì quy mô và tỷ trọng của TSNH và TSDH cũng thay đổi theo. Về TSNH năm 2011 là 13.462 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65,5% trên tổng tài sản, năm 2012 quy mô TSNH giảm còn 12.170 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64,9% trên tổng tài sản thay đổi không đáng kể so với năm 2011. Sang đến năm 2013 quy mô TSNH giảm mạnh chỉ còn 8.867 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 51% trên tổng tài sản. Về TSDH thì nhìn chung sự thay đổi không quá nhiều về quy mô do nguồn TSDH của Công ty hình thành chủ yếu từ tài sản cố định. Năm 2011 và 2012 quy mô TSDH của Công ty lần lượt là 7.090 triệu đồng và 6.557 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 34,5% và 35,1% trên tổng tài sản, vì Công ty không

13.462 12.170 8.867 7.090 6.557 8.508 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm TSDH TSNH

có sự đầu tư thêm mới tài sản cố định vậy nên quy mô của TSDH giảm do giá trị khấu hao lũy kế của tài sản cố định tăng lên, sang đến năm 2013 mặc dù có sự đầu tư thêm về tài sản cố định nhưng bù vào đó là khấu hao lũy kế của tài sản cũ tăng lên và Công ty có tiến hành quá trình thanh lý nhượng bán một số tài sản vậy nên về quy mô của TSDH năm 2013 vẫn giảm so với hai năm trước, còn tỷ trọng TSDH thay đổi do quy mô tổng tài sản và tỷ trọng TSNH của Công ty thay đổi.

Biểu đồ trên ta có thể thấy TSNH của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng khá cao và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty với mỗi sự thay đổi của TSNH dù nhỏ cũng có tác động rất lớn đến hoạt động của Công ty. Để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ta cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty. Việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung của Công ty.

2.3.1.2. Cơ cấu TSNH Công ty giai đoạn 2011 - 2013

Phần phân tích này tập trung phân tích các khoản mục chi tiết của TSNH như quy mô và sự thay đổi

Bảng 2.2. Cơ cấu TSNH Công ty (giai đoạn 2011 – 2013)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 213 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2011(%) Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch 2012(%) Tiền và các khoản tương đương tiền 109 0,81 253 2,08 132.11 482 5,44 90,51 Khoản phải thu ngắn hạn 5.728 42,55 5.027 41,31 (12.24) 3.435 38,73 (31,67) Hàng tồn kho 6.864 50,99 6.543 53,76 (4.69) 4.496 50,71 (31,27) Tài sản ngắn hạn khác 761 5,65 347 2,85 (54,40) 454 5,12 30,84 Tài sản ngắn hạn 13.462 100 12.170 100 (9.60) 8.867 100 (27.14)

27

TSNH của Công ty gồm các khoản mục là tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Các khoản mục này phản ánh sự thay đổi về tình hình hoạt động của Công ty do ảnh hưởng của nền kinh tế chung trong ba năm 2011, 2012, 2013

Như đã phân tích ở trên TSNH của Công ty có xu hướng giảm trong ba năm, TSNH năm 2011 là 13.462 triệu đồng nhưng sang đến năm 2012 TSNH giảm còn 12.171 triệu đồng giảm tương ứng với 9,6% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 TSNH tiếp tục giảm mạnh xuống còn 8.867 triệu đồng tương tứng với 27,14% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm này do các khoản mục chi tiết cấu thành nên TSNh thay đổi. Cụ thể là:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 là 109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,81%, năm 2012 tăng lên là 253 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,08%, sang đến năm 2013 mặc dù quy mô TSNH giảm so với hai năm trước nhưng tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng lên là 482 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,44%. Tỷ trọng này tăng cao sẽ làm cho khả năng thanh toán tức thời của Công ty tăng theo, do đó Công ty có thể đảm bảo chi trả được ngay các khoản nợ đến hạn mà không phải sử dụng đến những nguồn khác để chi trả. Tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty trong năm 2012, 2013 tuy có tăng nhưng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu tổng TSNH vẫn tương đối thấp (<5,5%).

Khoản phải thu ngắn hạn là một trong số những khoản mục có tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSNH của Công ty. Năm 2011 Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là 5.728 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,55%, năm 2012 khoản phải thu giảm còn 5.027 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,31%, sang đến năm 2013 khoản này giảm còn 3.435 chiếm tỷ trọng 38,73%. Tỷ trọng này có xu hướng giảm trong cơ cấu TSNH của Công ty chứng tỏ rằng Công ty đang bớt đi các khoản vốn bị chiếm dụng đồng thời cũng thể hiện được rằng Công ty đang sử dụng tài sản mang lại hiệu quả cao hơn.

Một khoản mục nữa chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu TSNH của Công ty chính là hàng tồn kho của Công ty. Năm 2011 hàng tồn kho là 6.864 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,99%, năm 2012 hàng tồn kho giảm còn 6.543 triệu đồng chiếm 53,76%, sang đến năm 2013 hàng tồn kho cũng giảm mạnh tuy nhiên cơ cấu TSNH năm 2013 cũng giảm còn 4.496 triệu đồng so với năm 2012 nên khoản mục hàng tồn kho vẫn chiếm 50,71% trong cơ cấu TSNH. Tỷ trọng về hàng tồn kho có xu hướng giảm đi trong ba năm nhưng tỷ trọng vẫn còn rất cao (>50%). Hàng tồn kho lớn và doanh thu bán hàng không cao chứng tỏ Công ty chưa có các chính sách bán hàng tốt đồng nghĩa là việc sử dụng tài sản của Công ty chưa hiệu quả.

Khoản mục cuối cùng trong cơ cấu TSNH là tài sản ngắn hạn khác. Nguồn tài sản ngắn hạn khác của Công ty được hình thành từ thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Năm 2011 tài sản ngắn hạn khác là 761 triệu đồng, năm 2012 tài sản ngắn hạn khác giảm còn 347 triệu đồng tương ứng với 54,40% so với năm 2011, sang đến năm 2013 tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng nhẹ lên là 454 triệu đồng tăng tương ứng là 30,84% so với năm 2012. Nguyên nhân sự thay đổi do ảnh hưởng quá trình tiêu thụ hàng hóa bán ra chậm nên chưa khấu trừ hết khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào của những năm trước.

Nhận xét: Lượng hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn của Công ty vẫn

chiếm tỷ trọng lớn, qua đó cho thấy chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty là chính sách thận trọng. Việc dự trữ hàng tồn kho cao sẽ đáp ứng được lượng hàng hóa khi thị trường có nhu cầu cao. Tuy nhiên việc dự trữ hàng tồn kho cao khiến gia tăng chi phí lưu kho dẫn tới giảm lợi nhuận, còn các khoản phải thu cao có ý nghĩa là vốn bị chiếm dụng nhiều, khả năng quay vòng vốn thấp từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty.

2.3.1.3. Nguồn tài trợ cho TSNH

Do Công ty sử dụng chính sách quản lý thận trọng để quán lý tài sản ngắn hạn cho nên toàn bộ nguồn TSNH của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ngắn hạn

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn vay 9.057 44.07 8.049 42,98 6.651 38.28 Vốn chủ sở hữu 11.495 55.93 10.678 57,01 10.724 61,72 20.552 100 18.727 100 17.375 100

29

Nguồn vốn vay:

Nguồn vốn vay của Công ty trong ba năm 2011, 2012, 2013 có xu hướng giảm dần, năm 2011 là 9.057 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,07%, năm 2012 nguồn vốn đi vay là 8.049 triệu đồng giảm 1.008 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,98%, sang đến năm 2013 nguồn vốn vay của Công ty giảm tiếp còn 6.651 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,28%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm này chính là sự thay đổi của nợ ngắn hạn, phải trả người mua, thuế và các khoản nộp Nhà nước. Cụ thể:

Theo Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 ở phần phụ lục

Vay ngắn hạn năm 2011 là 6.518 triệu đồng sang đến năm 2012 vay ngắn hạn tăng lên là 8.049 triệu đồng tăng tương ứng với 23.48% nguyên nhân do năm 2012 Công ty có khoản phải thu ngắn hạn lớn do vậy không có đủ tiền để xoay vòng phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh cũng như là chi trả các khoản nợ đến hạn khác cho nên Công ty phải đi vay ngân hàng để phục vụ cho hoạt động chi trả tại Công ty. Sang đến năm 2013 khoản vay nợ này đã giảm xuống còn 6.651 triệu đồng giảm tương ứng với 17,37% do Công ty năm 2013 có khoản phải thu ngắn hạn giảm đồng thời hàng tồn kho giảm nên Công ty có nhiều vốn để xoay vòng hơn. Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn vay giảm đồng thời chi phí lãi vay cũng giảm dẫn đến lợi nhuận tăng.

Năm 2011 Công ty có các khoản mục vốn chiếm dụng khác ngoài nguồn vốn vay mà năm 2012, 2013 không có. Đó là nguồn người mua trả tiền trước 2.527 triệu đồng , Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là 11,8 triệu đồng. Năm 2012 và 2013 không phát sinh khoản phải trả khách hàng do đó Công ty mất đi một khoản chiếm dụng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

Vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu vẫn là nguồn tài trợ chính cho hoạt

động kinh doanh cho doanh nghiệp thể hiện ở tỷ trọng của nó chiếm đến hơn 50% tổng nguồn vốn. Năm 2011 vốn chủ sở hữu là 11.495 triệu đồng chiếm 55,93% tổng nguồn vốn, năm 2012 là 10.678 triệu đồng chiếm 57,01%, sang đến năm 2013 nguồn vốn tăng lên là 10.724 triệu đồng chiếm 61,72%.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: trong ba năm Công ty không có sự góp vốn thêm của các cổ đông do vậy vốn đầu tư của chủ sở hữu vẫn duy trì là 10.500 triệu đồng.

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu cũng không có sự thay đổi về mức trích lập nên các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu là 50,7 triệu đồng.

Nguồn vốn thay đổi duy nhất đó chính là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, năm 2011 lợi nhuận chưa phân phối là 944,9 triệu đồng đến năm 2012 do kinh tế khó khăn Công ty hoạt động kém hiệu quả hơn do đó lợi nhuận sau thuế giảm còn 127,5 triệu đồng sang đến năm 2013 lợi nhuận có sự tăng nhẹ trở lại là 173,3 triệu đồng chững tỏ

Công ty đã dần dần thích nghi được với nền kinh tế chung. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Công ty đang hoạt động có hiệu quả trở lại.

Nhận xét: Qua cơ cấu vốn của Công ty ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công

ty chiếm tỷ trọng cao hơn vốn đi vay. Điều này chứng tỏ Công ty đang sử dụng vốn theo chính sách thận trọng, sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một cách làm giảm chi phí doanh nghiệp vì vốn chủ sở hữu có chi phí bỏ ra ít hơn so với vốn đi vay.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần Long Vạn Đạt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)