Nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệ hàng hóa theo pháp luật v việt nam và pháp luật hoa kỳ (Trang 40)

NH chứng nhận là một loại NH đặc biệt mới xuất hiện gần đây trong thực tiễn thơng mại. Nó hầu nh không đợc đề cập đến trong các Điều ớc quốc tế đa phơng về SHTT, kể cả Hiệp định TRIPS. Hiệp định thơng mại Việt Nam Hoa Kỳ cũng chỉ quy định NH chứng nhận là một loại NHHH mà không có quy định về khái niệm cũng nh việc đăng ký và bảo hộ loại NH này. Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia có quy định chi tiết nhất về loại NHHH này.

Về bản chất, NH chứng nhận không phải là NHHH theo đúng nghĩa. NH chứng nhận không có mục đích xác định nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ. Nó cũng không dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của chủ NH với các loại hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể cạnh tranh. NH chứng nhận là NH đợc một chủ thể thiết lập và đăng ký để chứng nhận cho hàng hóa/dịch vụ của các chủ thể khác. Rõ ràng, so với các loại NHHH khác, NH chứng nhận có một đặc điểm rất đặc trng, đó là ở mục đích chứng nhận của nó.

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, NH chứng nhận có thể là từ ngữ, tên riêng, biểu tợng, hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng, đợc sử dụng hoặc dự định sử dụng trong thơng mại mà chủ sở hữu NH cho phép các chủ thể khác sử dụng trên hàng hóa/dịch vụ của mình để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ hoặc xuất xứ khác của sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lợng, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của hàng hóa/dịch vụ hoặc đặc trng của lao động thể hiện trên hàng hóa/dịch vụ đợc thực hiện bởi các thành viên của một tổ chức [45].

Qua đó có thể chỉ ra một số đặc điểm đặc trng của NH chứng nhận nh sau:

- NH chứng nhận có mục đích chứng nhận cho hàng hóa/dịch vụ của nhiều chủ thể kinh doanh các loại hàng hóa/dịch vụ khác nhau;

- NH chứng nhận không đợc sử dụng bởi chủ nhãn. Ngời đợc quyền gắn NH chứng nhận lên hàng hóa/dịch vụ của mình là ngời đáp ứng các tiêu chuẩn của NH chứng nhận và đợc phép của chủ nhãn.

- NH chứng nhận có thể đợc sử dụng để chứng nhận về nhiều tiêu thức khác nhau nh nguồn gốc xuất xứ địa lý hay xuất xứ khác, nguyên vật liệu sử dụng, độ chính xác, cách thức cung cấp dịch vụ nhng chủ yếu là để chứng nhận chất lợng của hàng hóa/dịch vụ mang NH;

- Chủ thể xin đăng ký NH chứng nhận phải có khả năng đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận (competent to certify). Chủ thể này phải là ngời đại diện cho các sản phẩm có gắn NH chứng nhận. Đây là sự đảm bảo quan trọng cho ngời tiêu dùng, cho xã hội tránh đợc những hành vi kinh doanh không trung thực. Chính vì vậy mà chủ thể kinh doanh thờng là các hiệp hội doanh nghiệp, liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nớc hoặc chính bản thân nhà nớc.

Trớc khi Luật SHTT 2005 ra đời, Việt Nam cha có quy định pháp luật điều chỉnh về NH chứng nhận và bảo hộ NH chứng nhận. Tuy vậy, trong thực tiễn có nhiều doanh nghiệp của chúng ta có đợc NH chứng nhận thuộc dòng ISO- International Standard Organisation (ISO 9001, ISO 9002, ISO 1400). Đây là loại NH chứng nhận điển hình trên thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội của đất n- ớc, hớng tới sự tơng thích với pháp luật các nớc trên thế giới và để thực thi các cam kết quy định trong Hiệp định thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Luật SHTT năm 2005 lần đầu tiên đã ghi nhận về sự tồn tại của NH chứng nhận. Tại khoản 18 Điều 4 định nghĩa nh sau:

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lợng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu [12].

Từ khái niệm này có thể thấy các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm của các nớc khi quy định về NH chứng

nhận. Do đó, về vấn đề này, quy định của chúng ta và quy định của Hoa Kỳ có sự tơng đồng nhất định.

Một phần của tài liệu Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệ hàng hóa theo pháp luật v việt nam và pháp luật hoa kỳ (Trang 40)