Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ phần cao su Hà Nội (Trang 64)

phần cao su Hà Nội từ năm 2011- 2013

Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ phần cao su Hà Nội từ năm 2011 – 2013 dựa trên cơ sở kết quả phân tích và tổng hợp phỏng vấn các đối tượng (NLĐ, CBQL) về các khía cạnh sau đây

* Về tiền lương và mức độ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình NLĐ

Biểu đồ 3.5: Mức độ đáp ứng của tiền lương với nhu cầu sinh hoạt của bản thân người lao động và gia đình người lao động

(Nguồn: Theo khảo sát điều tra)

Tiền lương mà NLĐ nhân được từ doanh nghiệp dùng để trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày của NLĐ như tiền nhà, điện nước, tiền xăng xe, tiền ăn uống, các sự kiện,... của bản thân NLĐ và gia đình của họ. Những NLĐ có con trong độ tuổi đi học còn phải trả tiền học phí và các khoản khác đi kèm cho các con của họ. Ngoài ra thì trong cuộc sống còn phát sinh những khoản phí mà NLĐ không thể biết trước được đều phải được giải quyết bằng tài chính. Theo kết quả điều tra về tiền lương được thực hiện với đối tượng là công nhân làm việc tại các xưởng giầy dép, xưởng may, xưởng phụ liệu về vấn đề đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình NLĐ thì chỉ có 5% cho rằng với mức lương mà họ nhận được từ công ty là dư thừa, tuy nhiên chỉ là bỏ ra được một khoản tiết kiệm khá là nhỏ, 70% cho là vừa đủ và còn lại 25% là cảm thấy chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Có thể thấy được trong bối cảnh kinh tế khó khăn, mặc dù HARCO đã cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm tối đa các khoản không cần thiết, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cố gắng hỗ trợ cho cuộc sống NLĐ nhưng tiền lương vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của NLĐ.

Biểu đồ 3.6. Mức độ phù hợp của tiền lương với vị trí công việc và những đóng góp của NLĐ.

(Nguồn: Theo khảo sát điều tra)

Theo phiếu khảo sát điều tra cho thấy có 15% NLĐ cho rằng mức lương họ nhận được là rất phù hợp với những đóng góp và công sức mà mình bỏ ra; 65% cảm thấy mức lương này là phù hợp với công việc mà họ đang thực hiện bởi yêu cầu của công việc là không cao, công việc có tính chất lặp đi lặp lại, không đòi hỏi phải tư duy và nhẹ nhàng; và có 20% số NLĐ được hỏi cho rằng mức lương đó là chưa xứng đáng với những đóng góp của họ với công ty, lượng thời gian mà họ phải làm việc cùng với đó là sự độc hại trong công việc. Về phía cán bộ quản lí thì tỉ lệ số người cho rằng mức lương đó phù hợp với vị trí công việc chiếm 70%, không chênh lệch nhiều so với đánh giá của NLĐ, số người cho rằng rất phù hợp chiếm 25%, còn lại 5% cho ý kiến là chưa phù hợp với công sức mà NLĐ bỏ ra. Như vậy, đa phần NLĐ cho rằng mức lương mà họ nhận được là phù hợp với công sức mà họ bỏ ra thể hiện sự tính toàn mức lương khá hợp lí của những

người làm công tác tiền lương. Tuy nhiên cần có sự điều chỉnh trong mức lương để công tác trả lương được hoàn thiện hơn nữa.

* Về mức lương của NLĐ trong công ty so với mức lương trên thị trường.

Biểu đồ 3.7. Nhận định của NLĐ về mức lương của HARCO so với thị trường lao động.

(Nguồn: Theo khảo sát điều tra)

Theo kết quả điều tra về nhận định của NLĐ về mức lương mà HARCO đang trả cho NLĐ so với các công ty khác trên thị trường hoạt động trong cùng lĩnh vực thì có 10% cho rằng mức lương đang được hưởng là cao hơn thị trường lao động, 60% đánh giá là tương đương, 30% còn lại thì cho rằng họ xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn giống như các vị trí tương đương ở công ty khác. Về phía CBQL thì cũng có 10% cho rằng tiền lương mà công ty trả là cao hơn so với thị trường trong bối cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ người cho rằng mức lương tương đương với thị trường là cao hơn hẳn 20% so với NLĐ, 10% còn lại đánh giá là thấp hơn. Mặc dù có đến 30% NLĐ trong số những người được khảo sát cho rằng mức lương công ty trả là thấp hơn so với thị trường, tuy nhiên những người làm việc ở các phân xưởng thường ít có sự cầu tiến và mong muốn có được một công việc ổn định nên họ cũng ít có xu hướng nhảy

việc sang làm ở các công ty khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lí và thái độ làm việc của NLĐ trong việc thực hiện công việc và cống hiến hết khả năng cho công ty.

* Về hiệu quả kinh tế sử dụng tiền lương

Biểu đồ 3.8. Đánh giá của NLĐ về quy mô quỹ lương của HARCO.

(Nguồn: Theo khảo sát điều tra)

Theo khảo sát thì đa phần số người được hỏi cho rằng quy mô quỹ lương của công ty còn hạn chế chiếm đến 60%, họ cho rằng công ty có thể tăng quy mô quỹ lương và mức tiền thưởng lên so với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được; có 35% cho rằng quy mô quỹ lương ở mức vừa và hợp lí trong việc cân đối các khoản chi phí, và chỉ có 5% đánh giá là lớn trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn ở những năm gần đây. Về phía CBQL thì có 10% cho rằng quy mô quỹ lương là lớn, 65% cho rằng vừa và 25% đánh giá là hạn chế Điều này thể hiện được sự khó khăn về kinh tế mà mỗi NLĐ đang phải đối diện trong cuộc sống thường ngày của họ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ phần cao su Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w