Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử về hiệu quả sử dụng tiền lương tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ phần cao su Hà Nội (Trang 48)

công ty cổ cao su Hà Nội từ năm 2011- 2013

3.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử về hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ cao su Hà Nội từ năm 2011- 2013 lương tại công ty cổ cao su Hà Nội từ năm 2011- 2013

3.3.1.1. Chính sách tiền lương của công ty cổ phần cao su Hà Nội

Mức lương tối thiểu của công ty

Công ty cổ phần cao su Hà Nội hiện đang áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

Bảng 3.5: Mức lương tối thiểu của HARCO giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 (đồng) Năm 2012 (đồng) Năm 2013 (đồng) So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 Chênh lệch (đồng) Tỉ lệ (%) Chênh lệch (đồng) Tỉ lệ (%) 1

Mức lương tối thiểu của Nhà nước (vùng I)

1.350.000 2.000.000 2.350.000 650.000 148,15 350.000 117,5

2 Mức lương tối thiểu

của công ty 1.350.000 2.000.000 2.350.000 650.000 148,15 350.000 117,5

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

Mức lương tối thiểu Nhà nước quy định ở đây là mức lương quy định tối thiểu vùng đối với lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức thuê mướn lao động hàng năm theo các nghị định 103/2012/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 70/2011/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 1/1/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/1/2013. Và theo Nghị định 182/2013/NĐ- CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: Vùng I: 2.350.000 đồng/tháng; vùng II: 2.100.000 đồng/tháng; vùng III: 1.800.000 đồng/tháng; vùng IV: 1.650.000 đồng/tháng. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/1/1013. Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng từ ngày 1/1/2013.

Sang đầu năm 2013 khi nhà nước có thay đổi về mức lương tối thiểu theo vùng thì công ty cũng đã kịp thời thay đổi theo đúng quy định của nhà nước. Công ty cổ phần cao su Hà Nội nằm trên quận cầu giấy nằm trong khu vực II theo quy định tại phụ lục của nghị định 182/2013/NĐ-CP ,công ty áp dụng mức lương tối thiểu vùng I là 2.350.000 đồng/tháng.

Như vậy việc công ty cổ phần cao su Hà Nội luôn cập nhật và thay đổi mức lương tối thiểu áp dụng cho công ty mình là một việc làm cần thiết và đúng đắn, thể hiện công ty đã có quan tâm nhất định tới việc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu công ty áp dụng mới chỉ bằng mức lương do nhà nước quy định, công ty cần cố gắng để nâng mức lương tối thiểu của mình, nhằm mang lại thu nhập cao hơn cho lao động.

Các hình thức trả lương

* Hình thức trả lương theo thời gian

Áp dụng đối với ban giám đốc, phòng kỹ thuật, ban bảo vệ sẽ được theo công thức tính như sau:

Tiền lương thời gian của HARCO được tính theo tháng. Cách thức tính tiền lương thời gian tháng được quy định như sau:

TLtg = MLngày x TLVTT x Hđg

Trong đó:

- TLtg: Tiền lương thời gian hàng tháng của NLĐ;

- TLVTT: Ngày làm việc thực tế trong tháng của cá nhân NLĐ - MLngày: Mức lương ngày làm việc

- Hđg : Hệ số đánh giá

* Hình thức trả lương khoán

Áp dụng đối với phòng tổ chức – hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Văn phòng xưởng Giầy dép, Eva, được tính theo công thức sau:

Đối với phòng Tổ chức – hành chính, phòng Tài chính – kế toán TLk = ĐGnc x Ntt x Hqđi

Trong đó:

- TLk: Tiền lương hàng tháng của NLĐ trong bộ phận hưởng lương khoán. - Ntt: Ngày làm việc thực tế.

- Hqđi: Là hệ sốquy đổicủa NLĐ trực tiếp tham gia trong tháng. - ĐGnc: Đơn ngày công khoán.

Đối với văn phòng xưởng Giầy dép, Phụ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lao động quản lý văn phòng xưởng tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng công việc của họ góp phần phục vụ, phụ trợ cho hoạt động của công nhân sản xuất. Do đó, lương sản phẩm của văn phòng xưởng phụ thuộc vào số sản phẩm của công nhân sản xuất, phụ thuộc vào hệ số cấp bậc công nhân của từng người.

Tiền lương của lao động quản lý văn phòng xưởng được tính như sau:

Si H x vp ĐG = CBQLi TL Trong đó:

- TLCBQLi: Tiền lương cán bộ quản lý i nhận được - Hsi: Hệ số hưởng lương của người thứ i.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, chức vụ công việc xưởng trưởng đánh giá đưa ra hệ số hưởng lương của các cá nhân trong văn phòng.

vp

ĐG : Đơn giá ngày công bình quân của phân xưởng i.

vp ĐG =

Trong đó:

QLvp: Quỹ lương văn phòng phân xưởng i. Quỹ lương này được trích từ % quỹ lương sản phẩm của toàn xưởng.

* Hình thức trả lương theo sản phẩm

Công ty cổ phần cao su Hà Nội áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm với những đối tượng sau:

Công nhân sản xuất gồm có: công nhân sản xuất phân xưởng Giầy dép, công nhân sản xuất phân xưởng Phụ liệu.

Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất

Hiện tại HARCO đã áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm cá nhân và trả lương theo sản phẩm tập thể với công nhân sản xuất.

- Trả lương theo sản phẩm cá nhân: Phương pháp này áp dụng cho các tổ Xưởng

EVA (Tổ Cán, Lạng, Lò hơi), Xưởng Giầy dép (Tổ Khâu đê, Ép)

Các tổ này tổ chức sản xuất theo kiểu mỗi người công nhân đứng một máy và hoàn thiện một công đoạn sản phẩm. Do vậy họ ăn lương theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra, lương của một người công nhân được tính như sau:

TLsp = Q x ĐGSP.

Trong đó:

TLsp: Lương sản phẩm của người công nhân thứ i. Q: Số lượng sản phẩm làm ra của công nhân thứ i.

ĐGSP: Đơn giá tiền lương hoàn thiện 1 công đoạn sản phẩm. Đơn giá tiền lương được xây dựng dựa trên các yếu tố sau: + Điều kiện làm việc

+ Nội dung công việc + Yêu cầu kỹ thuật + Độ khó của công việc

Với đơn giá sản phẩm được xác định như sau: ĐGSP = Hcb x TLmin

Ncđ x MSLca

Trong đó:

MSLca: Mức sản lượng 1 ca làm việc. Mức sản lượng này được xác định thông qua công tác định mức lao động.

TLmin: Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Ncđ: Ngày công chế độ.

Hcb: Hệ số cấp bậc bình quân trong tổ. - Trả lương theo sản phẩm tập thể

Phương pháp trả lương này áp dụng cho các tổ Lưu hóa, Chuyền gò, Thu hóa, May thuộc xưởng Giầy dép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tổ này, để sản xuất hay thực hiện một công đoạn của sản phẩm thì phải cần từ hai người trở lên. Do vậy khi hình thành được 1 sản phẩm (hay một công đoạn của sản phẩm) họ nhận được tiền lương. Sau đó phải tiến hành chia lương cho các thành viên.

Như vậy: Trước tiên phải tính lương sản phẩm của cả tổ, sau đó dựa trên lương cấp bậc của từng người để chia quỹ lương này.

Quỹ lương của tổ được tính như sau:

QLt = Q x ĐGsp. Trong đó:

QLt: Quỹ lương của tổ.

Q: Số lượng sản phẩm của tổ.

ĐGsp: Đơn giá lương cho 1 đơn vị sản phẩm.

Cách xác định đơn giá để sản xuất ra một sản phẩm thì phải trải qua nhiều bước công việc khác nhau, sản xuất ra một loại chi tiết sản phẩm khác nhau. Do đó phải có đơn giá riêng cho từng bước công việc sản xuất.

Đơn giá tiền lương cho mỗi công đoạn (ĐGsp) được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một sản phẩm chuẩn. Cách tính lương sản phẩm cho từng người căn cứ vào Đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ đảm bảo chất lượng.

Việc tính thời gian tiêu hao để sản xuất ra 1 chi tiết sản phẩm được căn cứ vào định mức thời gian trong từng công đoạn được phòng kỹ thuật chia và tính toán sao cho hợp lý, trong bản thiết kế chuyền bằng phương pháp bấm giờ cho từng công đoạn của sản phẩm.

Ví dụ: Xác đinh đơn giá sản phẩm cho bộ phận Chuyền gò (Tương tự như tổ khâu đế)

Với đơn giá sản phẩm được xác định như sau: ĐGSP = Hcb x TLmin

Trong đó:

MSLca: Mức sản lượng 1 ca làm việc. Mức sản lượng này được xác định thông qua công tác định mức lao động.

TLmin: Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Ncđ: Ngày công chế độ.

Hcb: Hệ số cấp bậc lương bình quân trong tổ Hệ số cấp bậc công việc bình quân được xác định

Hcb =

Trong đó:

CNi: Hệ số bậc thứ i của công nhân Ni: Số công nhân có cùng hệ số bậc i

: Tổng số công nhân thuộc các bậc

* Trả lương cho những ngày ngừng việc

- Nếu ngừng việc do lỗi của ngườ sủ dụng lao độngthì NLĐ sẽ được hưởng nguyên lương và phụ cấp.

- Nếu ngừng việc do lỗi của NLĐ thì NLĐ không được trả lương.

- Nếu ngừng việc do nguyên nhân khách quan thì NLĐ được hưởng 50% mức lương theo quy định của công ty.

Công thức tính:

TLNV = x Nnv x50% Trong đó:

TLNV: Tiền lương ngừng việc của NLĐ thứ i Hsl: Hệ số lương cấp bậc của NLĐ i

Mlmin: Mức lương tối thiểu chung nhà nước quy định Ncđ: Ngày công chế độ

NNV: Số ngày ngừng việc thực tế của NLĐ

* Trả lương làm thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền lương làm thêm là tiền lương được trả cho ngươi lao động khi làm việc ngoài thời gian chính theo quy định của Công ty và quy định của nhà nước.

Lương làm thêm được tính như sau:

- Làm vào ngày thường được hưởng 150% lương ngày làm việc bình thường

- Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường

- Làm thêm vào ngày lễ, tết được hưởng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

* Trả lương vào các ngày nghỉ lễ, phép, họp

Tiền lương trả cho những ngày nghỉ theo quy định TLL,T,P,H.. = x NL,T,P,H…

Trong đó:

- TLL,T,P,H..: Tiền lương trả cho nhưng ngày nghỉ theo quy định - HSL: Hệ số lương

- Tlmin: Tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước - Ncđ: Ngày công chế độ

- NL,T,P,H… Số ngày nghỉ theo quy định.

* Các khoản phải nộp theo quy định

- Công đoàn phí: Khoản tiền công đoàn phí mà mỗi công nhân phải đóng là 20.000 đồng

- BHXH, BHYT: Tiền trích nộp BHXH, BHYT được tính bằng 9,5% tiền lương cấp bậc của mỗi cá nhân trong tháng. Tuy nhiên phần trích nộp này chỉ thực hiện với các cá nhân ký hợp đồng. Còn với các nhân viên trong giai đoạn thử việc, học nghề thì không được hưởng các chế độ chính sách này (tiền lương không phải trích nộp 9,5%).

- Trừ ăn ca: Số ngày làm việc thực tế x 12.000

- Trừ thi đua: Căn cứ vào quyết định thi đua khen thưởng hàng tháng của hội đồng thi đua quy định.

- Tạm ứng: Căn cứ vào tình hình sản xuất mà công ty đưa ra mức tạm ứng đối với CBCNV ở các mức khác nhau.

Công ty hiện đang áp dụng thang bảng lương cho toàn thể công ty theo bảng sau.

Bảng 3.6 Thang bảng lương của công ty cổ phần cao su Hà Nội

TT Chức danh viên chức CMNV, NVVP ngành nghề CNSX Thang bảng lương, nhóm lương áp dụng Bậc lương – Hệ số lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Giám đốc GĐ.H III 5,32 5,65 2 Phó Giám đốc PGĐ.H III 4,66 4,99

3 Chuyên viên, kinhtế viên, Kỹ sư VCn3 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 4,20 4,51

4 Cán sự, Kỹ thuật viên VCn4 1,8 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,70 3,89 5 Nhân viên văn thư NVn1 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 2,43 2,61 2,79 2,97 3,15 3,33 6 NVPV, CN nấu ăn, VSCN, Nhân viên vật tư, NVBH NVn2 1,00 1,18 1,36 1,54 1,72 1,90 2,08 2,26 2,44 2,62 2,80 2,98 7 Nhân viên bảo vệ B13.M2.nII 1,65 1,99 2,40 2,72 3,09

8 Lái xe con, xe tải dưới 3,5 tấn B12.nI 2,18 2,57 3,05 3,60 9 Lái xe tải 3,5 tấn đến 7,5 tấn B12.nII 2,35 2,76 3,25 3,82

10 Cơ khí, sửa chữa cơ điện A1.M6.nII 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 11 Thủ kho NVL, thành phẩm, may CN, KCS may A2.M2.nI 1,55 1,85 2,22 2,65 3,18 3,8 12 CN dập in tẩy, dán tẩy, CN đong phối liệu hóa chất, Nồi hơi, Lưu hóa, Dập cắt, Lạng tấm, Mài, Gò giầy, cn Dép EVA, Thủ kho hóa chất, KCS BTP A2.M2.nII 1,67 2,01 2,42 2,90 3,49 4,2

13 CN ép, Tráng keo,Cán cao su A2.M2.nIII 1,78 2,13 2,56 3,06 3,67 4,40

(Nguồn: Phòng TCHC)

Về thang bảng lương, công ty chia toàn bộ lao động thành 13 nhóm đối tượng khác nhau để áp dụng. Mỗi nhóm đối tượng, tùy thuộc vào đặc điểm của công việc mà công ty áp dụng các mức hệ số bậc lương khác nhau. Với GĐ, PGĐ công ty áp dụng hai bậc lương, với nhóm cá sự, kỹ thuật viên, nhân viên văn thư, nhân viên phụ vụ, nấu ăn, VSCN, nhân viên vật tư, nhân viên bảo vệ là 12 bậc lương, công nhân cơ khí, sửa chữa

cơ điện là 7 bậc, chuyên viên và kỹ sư là 8 bậc, còn lại các đối tượng công nhân khác là 6 bậc lương.

Mỗi đối tượng công việc, tùy theo tính chất công viêc mà công ty áp dụng các mức thang lương khác nhau. Giữa các thang lương của các nhóm công việc có mối liên hệ với nhau, ví dụ như: nhân viên kỹ thuật bậc 7 có hệ số là 2,43 sấp sỉ bằng hệ số lương bậc 5 của nhân viên kỹ thuật. Như vậy đảm bảo sự công bằng, nhân viên làm lâu, có cống hiến nhiều sẽ cũng được hưởng mức lương tương đương với lao động quản lý có cũng mức độ cống hiến. Các mức thang lương của công ty giữa các nhóm đói tượng là tương đối hợp lý, các công việc khác nhau nhưng có cũng mức độ cống hiến sẽ có hệ số lượng như nhau ví dụ như công nhân cơ điện bậc 1 và công nhân ở các phân xưởng gò cán có cùng hệ số là 1,67.

Quy chế trả lương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay công ty cổ phần cao su Hà Nội vẫn chưa ban hành quy chế trả lương chính thức. Tất cả hoạt động về trả lương đều căn cứ theo quy định cả pháp luật và quy chế chung của công ty. Tuy nhiên công ty có quy định về việc trả lương thưởng như sau:

Công ty cổ phần cao su Hà Nội đang áp dụng chế độ làm việc ngày công chế độ là 26 ngày/tháng và làm việc 8 tiếng/giờ. Tiền lương tối thiểu áp dụng theo mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định.

Các khoản phụ cấp

- Phụ cấp trách nhiệm cán bộ:

TNCB = x Ntt x Hi

Trong đó:

Mpc: Mức phụ cấp trong tháng (do ban giám đốc quyết định) Ncđ: Ngày công chế độ

Ntt: Ngày làm việc thực tế

Hi: Hệ số hưởng (Căn cứ vào tình hình thực tế giám đốc quyết định) - Phụ cấp nhà ở = 13.500 x Ngày làm việc thực tế

- Phụ cấp chuyên cần = 129.826 đồng

- Phụ cấp thâm niên: Áp dụng đối với công nhân làm việc trên 5 năm. Mức phụ cấp là 150.000 đồng

- Phụ cấp chức vụ = Hệ số chức vụ x TLmin - Phụ cấp ăn ca = 12.000 x Ngày làm việc thực tế

Các hình thức thưởng

Để động viên khuyến khích tinh thần, thúc đẩy CBCNV hăng hái nhiệt tình làm việc, hàng tháng hàng quý hàng năm, vào các dịp lễ tết công ty đều có khuyến khích vật chất bằng tiền thưởng cho CBCNV trong toàn công ty, số tiền thưởng tuy không nhiều nhưng cũng góp phần không nhỏ làm tăng thu nhập cho họ.

* Thưởng chuyên cần A, B

Hình thức thưởng này áp dụng cho toàn thẻ cán bộ công nhân viên công ty và được tính vào dịp cuối năm

Điều kiện thưởng là NLĐ phải làm đủ ngày công, nghỉ không lý do không quá 2 công/năm, nghỉ ốm, con ốm, việc riêng cộng dồn không quá 52 công trong năm, không vi phạm kỷ luật lao động, thực hiện tốt công việc của mình và được tinhh vào lương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền lương tại công ty cổ phần cao su Hà Nội (Trang 48)