Tiếp cận công nghệ hiện đại có vai trò rất quan trọng trong việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng quốc tế. Tuy vậy phần lớn các DNNVV Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ của DNNVV Việt Nam thể hiện ở:
Kinh nghiệm cho giáo dục, hướng nghiệp của Việt Nam thấp. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2013 cả nƣớc có 53,65 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên). Lực lƣợng lao động tăng 864,3 nghìn ngƣời so với cùng thời điểm năm trƣớc, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp cũng không giảm so với năm 2012. Năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ƣớc tính là 2,2%. Trong đó khu vực thành thị là 3,58% và khu vực nông thôn là 1,58%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 ƣớc tính là 6,36%[53]. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật cao. Chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nƣớc khác. Nguồn nhân lực còn mất cân đối trong cơ cấu phân bổ theo ngành nghề. Các ngành kỹ thuật – công nghệ, nông – lâm – ngƣ nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực.
DNNVV khó tiếp cận đến các khoản tín dụng trung và dài hạn. Hoạt động
kinh doanh của các DNNVV trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc, chính vì vậy ngƣời ta thƣờng nói vốn là chìa khoá để mở rộng và phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên các DNNVV luôn gặp phải một vấn đề là thiếu vốn, đặc biệt là thiếu vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh. Vì thế, ngân hàng là nguồn tài trơ vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mặc dù nhiều lợi nhuận song lãi suất tín dụng trung và dài hạn là một hạng mục chi phí khá cao đối với DNNVV. Nó buộc doanh nghiệp phải nghĩ đến hiệu quả đầu tƣ, doanh thu đạt đƣợc không chỉ đủ trả vốn và lãi cho ngân hàng mà còn phải đem lại lợi tức cho mình. Do vậy lãi suất ngân hàng là một yếu tố cản trở mức độ tiếp cận của DNNVV tới tín dụng trung và dài hạn.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có xu thế tập trung các khoản tín dụng trung và dài hạn vào các tổng công ty lớn do vậy xẩy ra tình trạng cạnh tranh nhau rất khốc liệt về lãi suất, khả năng thông thoáng về mặt giấy tờ thủ tục trong hoạt động xét duyệt cho vay, đơn giản hóa việc thẩm định tình hình các doanh nghiệp và các dự án xin vay vốn…. nhằm thu hút khách hàng về mình, tình trạng này diễn ra đặc biệt nhiều trong khi xây dựng các dự án lớn, các dự án mới, dẫn đến tình trạng rủi ro của các khoản tín dụng tăng lên, đây là khó khăn gây cản trở và thử thách tăng lên khi DNNVV muốn tiếp cận với nguồn vốn này.
Về yếu tố pháp lý, hành lang pháp lý, chính sách chế độ ban hành chƣa kịp thời, chƣa phù hợp với điều kiện hiện tại. Nhiều chính sách của nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản còn chậm đƣợc ban hành hƣớng dẫn, chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều chính sách còn thiếu đồng bộ, nhất là những chính sách về thuế, chính sách xuất nhập khẩu, đấu thầu, chọn thầu…. cũng gây khó khăn cho việc thực hiện dự án đầu tƣ hay quá trình chuẩn bị đầu tƣ bị chậm trễ. Ngoài ra những văn bản hƣớng dẫn quy chế, quy trình tín dụng của ngân hàng đầu tƣ trung ƣơng chƣa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, còn nhiều bất cập giữa văn bản chế độ và thực tế phát sinh gây ra những khó khăn cho sở trong quá trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh. Bên cạnh đó là nỗi lo về nợ quá hạn vẫn thƣờng trực vì tỷ lệ nợ quá hạn vẫn chƣa ổn định, chƣa giảm mặt khác nhiều tiềm ẩn rủi ro, vì đầu tƣ sao cho có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, đủ gốc và lãi, để quay vòng vốn nhanh là mong mỏi của ngân hàng…. Do nhiều nguyên nhân khách quan nhƣ môi trƣờng kinh
doanh chƣa lành mạnh, môi trƣờng kinh tế phát triển chƣa bền vững, thực lực tài chính và năng lực quản lý tài chính của DNNVV còn yếu kém….
Trong bối cảnh tình hình tài chính trong nƣớc đang có nhiều biến động: lạm phát tăng cao, hạn chế mức tăng trƣởng tín dụng và việc giảm cho vay đầu tƣ phi sản xuất, tiêu dùng, giảm thâm hụt ngân sách, chi tiêu công khác, trong khi tăng cƣờng kiểm soát, với thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN, tỷ lệ sử dụng tối đa vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng giảm. Điều này khiến NH gặp khó khăn, lâu nay NH đã rất thận trọng với những hợp đồng vay dài hạn, nay NHNN đƣa ra quy định mới buộc các NH phải tính toán kỹ hơn bài toán cho vay trung và dài hạn, xem xét kỹ hơn đối tƣợng nhận vốn vay, đặc biệt là các DNNVV trên cả nƣớc.
Ngoài ra khung pháp lý với công nghệ còn nhiều bất cập. Các quy định pháp lý tạo ra nhiều khó khăn và tốn kém trong việc nhập khẩu các thiết bị và máy móc đã qua sử dụng vào Việt Nam.