Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 85)

3.1.1. Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ nhận thức, quản lý của Nhà nƣớc là sự tác động của Nhà nƣớc vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng, bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tê nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội đất nƣớc. Ở mỗi quốc gia nền kinh tế thị trƣờng có sự giống nhau là đều chịu sự tác động và chi phối của các quy luật kinh tế và các quy luật đặc thù của xã hội đó. Nhà nƣớc nhận thức, vận dụng các quy luật đố vào quản lý điều hành nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế tổ chức thực hiện. Tùy bản chất kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trình độ khác nhau về sự nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế của Nhà nƣớc mà nền kinh tế của nƣớc đó phát huy hiệu lực và hiệu quả khác nhau. Song cũng có sự khác nhau cơ bản xuất phát từ bản chất của mỗi quốc gia.

Nhƣ vậy, việc vận hành cơ chế quản lý nhà nƣớc ở nƣớc ta đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và DNNVV nói riêng, không nằm ngoài những chính sách và cơ chế quản lý phải:

Một là, khuyến khích đƣợc những nhân tố tích cực trong đội ngũ doanh nhân

nƣớc ta – lực lƣợng chủ yếu làm giàu cho dân, cho nƣớc.

Hai là, phát hiện, hạn chế những mặt sai trái của cơ chế thị trƣờng, kịp thời

phát hiện và sử lý những hành vi, vi phạm pháp luật, gây nên những tiêu cực tổn hại cho nền kinh tế.

Căn cứ vào thực trạng nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV là:

Thứ nhất, tập trung sức để phát triển mạnh và xã hội hóa lực lƣợng sản xuất,

định vững chắc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, tập trung xây dựng nội lực trong xu hƣớng hội nhập. Đây là tiền đề

và là điều kiện để quản lý nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chu nghĩa.

* Nội dung tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc

Xây dựng chiến lƣợc phát triển các DNNVV ở Việt Nam trong từng thời kỳ, gắn chặt với các quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể về phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, từng ngành, từng địa phƣơng, từng lĩnh vực nói riêng.

Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ DNNVV phù hợp với tình hình kinh tế mới và định hƣớng mục tiêu phát triển.

Hoàn thiện một số chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay cho DNNVV: vốn, mặt bằng kinh doanh, thuế.

Xây dựng, ban hành, hƣớng dẫn và thực hiện các quy chế liên kết giữa DNNVV và các doanh nghiệp lớn, giữa các DNNVV với nhau để nâng cao tính cộng đồng, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của chính các doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế chính sách để theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời chỉ đạo hƣớng dẫn các doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

3.1.2. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vấn đề quan trọng hiện nay của các DNNVV là thiếu vốn sản xuất và quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp là quá nhỏ. Vì vậy, việc đầu tƣ công nghệ và trang thiết bị hiện đại (hầu hết là phải nhập từ nƣớc ngoài) là rất khó khăn, trong khi muốn cạnh tranh các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, giảm chi phí đầu vào. Nhà nƣớc đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhƣng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng. Để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tập trung một số giải pháp sau:

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

nghiệp nhỏ và vừa cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà các ngân hàng cung ứng. Mặt khác, các DNNVV cũng phải xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cao làm cơ sở vay vốn, nội dung của phƣơng án tập trung vào các vấn đề:

- Mục tiêu cần đạt đƣợc.

- Dự tính đƣợc kết quả kinh doanh. - Khả năng tiếp cận vốn.

- Khả năng hòan trả vốn.

- Phan tích tài chính kinh tế (dự toán tổng kinh phí đầu tƣ, chí phí tài sản cố định, vốn lƣu động).

- Tổ chức quản lý sản xuất, lao động, đào tạo.

- Dự trù cần đối thu chi và kế hoạch vay trả ngân hàng.

Đối với các ngân hàng

Cơ chế thế chấp, tín chấp cần có sự đổi mới, chỉnh sửa pháp lệnh về đăng ký giao dịch đảm bảo. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức đảm bảo bằng các khoản phải thu của doanh nghiệp chỉ cần doanh nghiệp cam kết thu tiền hàng qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng. Ngân hàng có thể thu nợ bằng cách trích trừ vào tại khoản của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin nên chƣa am hiểu các điều kiện và thủ tục vay của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng phải mở rộng thông tin, hƣớng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp trên các phƣơng tiện truyền thông hoặc qua các cuộc hội thảo,…

Trợ giúp các doanh nghiệp trong khâu lập dự án kinh doanh.

Nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm dịch vụ cho vay ƣu đãi hơn đối với các DNNVV.

Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại thông qua bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các chi nhánh tại các địa phƣơng theo Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Nghiên cứu đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)