Tình hình phát triển

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 47)

* Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam diễn ra từ khá lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau.

Theo các tài liệu lịch sử, DNNVV ở Việt Nam đã đƣợc hình thành cùng với quá trình ra đời của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn. Những nghề và làng nghề thủ công truyền thống quan trọng và nổi tiếng phần lớn ra đời từ rất lâu, vài trăm đến hàng nghìn năm ở đồng bằng sông Hồng rồi sau đó lan ra cả nƣớc. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trƣớc đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa vừa mang tính sáng tạo nghệ thuật.

Thời kỳ năm 1954 đến năm 1975, DNNVV ở hai miền có sự phát triển khác nhau. Ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra đời, đồng thời các xí nghiệp quốc doanh của cấp huyện đƣợc phát triển mạnh nên doanh nghiệp nhỏ và vừa của tƣ nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ. Còn ở miền Nam, một mặt các cơ sở công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Sài Gòn, Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng đƣợc phát triển, mặt khác các DNNVV thuộc sở hữu tƣ nhân, cũng đƣợc khuyến khích phát triển mạnh.

Sau ngày đất nƣớc thống nhất, trong thời kỳ 1976 – 1985, các DNNVV ở miền Nam hoặc là đƣợc quốc hữu hóa, hoặc là đƣợc cải tạo, xóa bỏ. DNNVV ngoài quốc doanh không đƣợc khuyến khích phát triển, phải hoạt động dƣới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã, công tƣ hợp danh… Cho tới năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đƣa ra chủ chƣơng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau.

Chủ trƣơng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tƣ nhân, cá thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại ra đời và phát triển.

Từ năm 1988 đến năm 1995, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nƣớc. Đáng chú ý là Nghị quyết số 16 của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam (1988), Nghị định 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trƣởng (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình, Nghị định 66/HDBT về hộ kinh doanh cá thể và ban hành các luật nhƣ: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tƣ nhân, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc… đã tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho các DNNVV phát triển.

Trong thời kỳ đổi mới (1986 – 1995), số lƣợng doanh nghiệp của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn. Trong khi số doanh nghiệp nhà nƣớc giảm đi đáng kể, riêng ngành công nghiệp từ 3.141 đơn vị (năm 1986) xuống còn 2.002 đơn vị (năm 1994), khu vực tƣ nhân trong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh từ 567 doanh nghiệp (năm 1986) lên 959 doanh nghiệp (năm 1995). Ngoài ra, còn có khoảng 1,88 triệu hộ và nhóm kinh doanh, chủ yếu là doanh nghiệp rất nhỏ, có vốn dƣới 1 tỷ đồng và số lao động dƣới 50 ngƣời trong ngành thƣơng mại dịch vụ[42].

Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển. Luật Doanh nghiệp 2000 ra đời và đi vào thực tiễn đã tạo môi trƣờng thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, tạo bƣớc đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khuôn khổ pháp luật về kinh doanh ở nƣớc ta. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2001 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nƣớc ta quy định việc trợ giúp các DNNVV[34]. Cuối năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để quản lý nhà nƣớc và điều phối các hoạt động của Chính phủ liên quan tới xúc tiến phát triển DNNVV. Năm 2003, Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV đƣợc thành lập theo Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg của

Thủ tƣớng Chính phủ nhằm tham vấn cho Thủ tƣớng về cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam.

Giai đoạn này, DNNVV đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội (GDP), 31% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hóa, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25 – 26% lực lƣợng lao động trong cả nƣớc.

Từ năm 2005 trở lại đây, cơ chế chính sách đối với các DNNVV tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (đƣợc Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006) đã kế thừa những thành công của Luật Doanh nghiệp 2000, đồng thời phát triển thêm nhiều mặt. Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra khung pháp lý cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả DNNVV và doanh nghiệp không thuộc nhóm DNNVV, công ty trong và ngoài nƣớc, công ty Nhà nƣớc và tƣ nhân, hoạt động trên cùng một sân chơi.

Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển khá nhanh trong các giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2006 - 2010 tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 384.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 370.000 doanh nghiệp. Về cơ cấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, xuất phát từ điều kiện lịch sử kinh tế xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các ngành bán sỉ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm tỷ lệ lớn (39% tổng số doanh nghiệp đăng ký). Các ngành công nghiệp (sơ chế) và xây dựng lần lƣợt chiếm 17,69% và 14,29% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động vào 1/1/2010[12].

Bên cạnh đó, Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015 đã xác định mục tiêu quan trọng, định hƣớng cho các hoạt động phát triển DNNVV và tạo ra một cấu trúc thông qua đó phối hợp các hoạt động để đạt hiệu quả tối ƣu, nhằm hỗ trợ cho việc hình thành một khu vực DNNVV lớn mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch xác định mục tiêu tổng thể cho phát triển DNNVV là: “Đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội

nhập kinh tế quốc tế”.

Từ quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thấy ngày nay doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra một giá trị công nghiệp đáng kể, tạo ra việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận bị ảnh hƣởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính hiện tại.

* Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua

Tính đến 01/01/ 2012, Việt Nam đã có khoảng 550.000 DN thành lập và đăng ký kinh doanh. Riêng giai đoạn 2000-2010, với việc thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, cả nƣớc đã có gần 500 nghìn DN đăng ký kinh doanh. Giai đoạn (1991-1999) trƣớc đó, với việc thực thi Luật Doanh nghiệp tƣ nhân và Luật Công ty và Nghị định số 50/HĐBT, chỉ có 47.158 DN đăng ký kinh doanh (gồm cả loại hình hợp tác xã và DN đoàn thể) trên cả nƣớc[1].

Hình 2.1: Số lƣợng các doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2001 – 2010

( Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp – Cục phát triển doanh nghiệp)

Từ năm 2000 khi Luật doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, với cơ chế mới thông thoáng hơn, các DNNVV đã phát triển nhanh chóng, hàng năm đều có một số lƣợng

lớn các doanh nghiệp đăng ký mới. Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2000 – 2010 gấp hơn 10 lần so với giai đoạn 1990 – 1999.

* Cơ cấu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Cơ cấu theo quy mô lao động

Theo tiêu chí xác định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV phần lớn DN đang hoạt động có quy mô nhỏ và vừa. Phân loại theo quy mô lao động, trong số 248.842 DN đang hoạt động tính đến ngày 1/1/2010, Nhóm DN siêu nhỏ của Việt Nam chiếm tới tỷ lệ 65,42%, nhóm DN nhỏ chiếm tỷ lệ 30%. Số DN vừa chiếm tỷ lệ 2,01% và DN lớn chiếm tỷ lệ 2,51%. Tổng cộng, số DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ tới 97,43%. Trong giao đoạn 2000-2009, số DN siêu nhỏ có tốc độ tăng trung bình hàng năm lớn nhất, 24,7%; số DN nhỏ là 20,41%; số DN vừa và lớn có tốc độ tăng trung bình hàng năm lần lƣợt là 11,79% và 7,28%[1].

Bảng 2.1: Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo quy mô lao động giai đoạn 2000 – 2009

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 phân theo ngành kinh tế VSIC 2007, Tập 2, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011).

cũng đáng chú ý. Về tổng thể, nếu nhƣ năm 2008, các DNNVV chiếm tỷ lệ 97,09% tổng số DN tại Việt Nam, thì đến năm 2009, các DNNVV đã chiếm tỷ lệ 97,43% tổng số DN tại Việt Nam. Tuy nhiên, với từng nhóm DN cụ thể lại cho thấy dấu hiệu tƣơng đối khả quan. Tốc độ tăng trƣởng số DN siêu nhỏ năm 2009/2008 là 28%, giảm so với tốc độ tăng 33% năm 2008/2007. Tốc độ tăng DN nhỏ năm 2009/2008 là 9,72%, chậm lại đáng kể so với tốc độ tăng trƣởng 34,05% năm 2008/2007. Số DN vừa năm 2009/2008 là 11,73%, cao hơn so với năm 2008/2007 (10,47%) và số DN lớn năm 2009/2008 là 6,86%, cao hơn so với năm 2008/2007, 6,26%. Điều này cho thấy khu vực DN Việt Nam, số lƣợng các DN vừa và lớn đã tăng dần tính theo số tuyệt đối. Tuy nhiên, tính theo tỷ lệ phần trăm, các DN nhỏ và siêu nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng.

Bảng 2.2: Số lƣợng và tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 2000 – 2009

Số lƣợng DNNVV phân theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 2000 – 2009

Năm 2000 2005 2009

DNNN 4.559 2.541 3.364

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 37.497 107.224 238.932

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 232 3.185 6.546

Tổng số 42.288 112.950 248.842

Tỷ lệ % trên tổng số doanh nghiệp

Năm 2000 2005 2009

Số DNNVV 42.288 112.950 248.842

DNNN 10,78% 2,25% 1,35%

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 88,67% 94,93% 96,02%

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 0,55% 2,82% 2,63%

Tổng số 100% 100% 100%

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 phân theo ngành kinh tế VSIC 2007, Tập 2, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011).

Phân chia các DNNVV theo tiêu chí hình thức sở hữu ta cũng thu đƣợc kết quả gần giống với kết quả ở phần trên. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp. Năm 2009 chiếm tới 96,02% trong tổng số các DNNVV. Qua đó, một lần nữa khẳng định sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Cơ cấu theo quy mô vốn

Bảng 2.3: Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo quy mô vốn giai đoạn 2000 – 2009 Tổng Dƣới 0,5 tỷ Từ 0,5 đến dƣới 1 tỷ Từ 1 tỷ đến dƣới 5 tỷ Từ 5 tỷ đến dƣới 10 tỷ Từ 10 tỷ đến dƣới 50 tỷ Từ 50 tỷ đến dƣới 200 tỷ Từ 200 tỷ đến dƣới 500 tỷ Từ 500 tỷ trở lên 2000 42.288 16.267 6.534 10.759 2.745 3.957 1.515 312 199 2001 51.680 18.326 8.403 14.556 3.385 4.623 1.781 383 223 2002 62.908 18.591 10.994 10.994 4.490 5.771 2.160 501 260 2003 72.012 18.790 12.954 24.737 5.496 6.648 2.491 586 310 2004 91.756 23.187 16.191 32.739 7.303 8.269 2.904 760 403 2005 112.950 26.687 20.434 41.856 9.255 10.017 3.302 895 504 2006 131.318 15.908 21.809 64.137 12.487 11.502 3.835 1.009 631 2007 155.771 18.646 23.630 72.342 17.269 16.353 5.286 1.355 890 2008 205.689 21.957 27.233 95.873 26.169 24.728 6.834 1.737 1.158 2009 248.842 18.682 25.428 107.605 43.754 40.514 8.971 2.370 1.581

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 phân theo ngành kinh tế VSIC 2007, Tập 2, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011).

Một điều đáng chú ý đó là, các DNNVV ở Việt Nam mặc dù đông về số lƣợng nhƣng quy mô về vốn lại rất nhỏ bé. Nhìn vào Bảng 3 có thể nhận thấy rằng

đa phần các doanh nghiệp có số vốn dƣới 0,5 tỷ đồng và từ 1- 5 tỷ đồng, trong khi số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ 5 – 10 tỷ đồng lại rất ít. Phần lớn các DN Việt Nam có số vốn nhỏ. Tính đến ngày 1/1/2010, số DN có 500 tỷ trở lên chỉ là 1.581 DN, chiếm 0,61% tổng số doanh nghiệp. Số DN có số vốn từ 50 tỷ đến dƣới 500 tỷ là 11.381 DN, chiếm tỷ lệ 4,56%. Có tới 195.469 DN có số vốn dƣới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 78,55%. Kết quả này cho ta thấy đƣợc một mặt các chính sách thông thoáng của Chính phủ đã khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp, mặt khác với đa phần các DNNVV có số vốn hạn chế nhƣ vậy thì các DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không phải là DNNVV và sẽ chịu ảnh hƣởng lớn của khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Cũng giống nhƣ tiêu chí về quy mô lao động, phân loại theo quy mô vốn các DNNVV vẫn chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với tỷ lệ 85% - 97%. Số lƣợng các DNNVV xét theo tiêu chí này cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2000 chỉ có 42.288 doanh nghiệp thì năm 2009 đã là 248.842 doanh nghiệp. Năm 2009 DNNVV chiếm tỷ lệ 95.97% tổng số DN, trong đó DN nhỏ chiếm 82,26% ( 204.690), DN vừa chiếm 13,71% ( 34.114) và 4,03 % DN cỡ lớn ( 10.038)[1].

Bảng 2.4: Số doanh nghiệp theo quy mô vốn tính đến ngày 1/1/2010

Năm Tổng số

Phân theo quy mô nguồn vốn Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Năm 2007 155.771 136.802 13.353 5.616 Năm 2008 205.732 177.813 20.355 7.564 Năm 2009 248.842 204.690 34.114 10.038

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 phân theo ngành kinh tế VSIC 2007, Tập 2, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011).

Cơ cấu theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp

nghiệp nhƣ sau:

- Doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH). - Công ty cổ phần (CTCP).

- Công ty hợp danh (CTHD).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH 1Tv). - Doanh nghiệp nƣớc ngoài (DNNN).

Số lƣợng của các DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp đƣợc trình bày ở bảng dƣới đây.

Bảng 2.5: Số lƣợng đăng ký của doanh nghiệp phân theo hình thức pháp lý giai đoạn 2001 – 2006 2001 2002 % so với 2001 2003 % so với 2002 2004 % so với 2003 2005 % so với 2004 2006 % so với 2005 DNTN 7.100 6.532 92,00 7.813 119,61 10.405 133,18 9.295 89,33 10.246 110,23 Cty TNHH 11.121 12.627 113,54 15.781 124,98 20.190 127,94 22.341 110,65 25.777 115,38 CTCP 1.550 2.305 148,71 4.058 176,05 6.497 160,10 8.010 123,29 9.664 120,65 CTHD 2 0 0,00 1 7 700,00 13 185,71 4 30,77

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 47)