Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 44)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cho thấy rằng cho dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của DNNVV vẫn hết sức quan trọng. Chính phủ cần có những chính sách và bƣớc đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của hệ thống doanh nghiệp này. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn đƣợc coi là then chốt. Đối với VN có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc và đặc điểm của DNNVV tại VN, cụ thể:

 Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNVV trong phát triển kinh tế. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có doanh nghiệp lớn mà phải quan tâm phát triển DNNVV bởi hệ thống doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm.

 Xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các DNNVV phát triển: kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, các DNNVV chỉ phát triển mạnh khi Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng thực sự với các doanh nghiệp lớn. Các chính sách phát triển DNNVV của một số nƣớc chủ yếu cải thiện điều kiện hoạt động cho các DNNVV. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ phải đảm bảo sự bình đẳng của DNNVV với các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế, đảm bảo tính dễ thực thi để nâng cao tính hiệu lực các hệ thống văn bản pháp luật.

 Thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vƣợt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm … theo hƣớng

khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đƣợc thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và đƣợc thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởi nghiệp, vƣợt qua khó khăn, tăng trƣởng và toàn cầu hóa. Trong những chính sách đó, trợ giúp về tài chính đƣợc các quốc gia đặc biệt quan tâm. Các hỗ trợ tài chính giúp DNNVV thuận lợi hơn khi tiếp cận nguồn tài chính nhƣ: tín dụng ngân hàng, các nguồn vốn ƣu đãi…. Trong hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm của các nƣớc là Nhà nƣớc cần thành lập ngân hàng, các tổ chức tài chính, các định chế cho vay mà đối tƣợng phục vụ là các DNNVV để hỗ trợ nguồn vốn với hình thức hỗ trợ linh hoạt, thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này phát triển.

 Các DNNVV dễ bị tổn thƣơng trƣớc các biến động kinh tế, do vậy để nâng cao khả năng thích ứng, các DNNVV cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Về hoạt động này, kinh nghiệm cho thấy rằng Nhà nƣớc cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các mối quan hệ này thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các hình thức nhƣ thầu phụ, nhà cung cấp... Hoạt động này, một mặt tạo điều kiện cho các DNNVV tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ cũng nhƣ bảo lãnh giúp DNNVV tiếp cận với các nguồn lực phát triển.

 Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ, Nhà nƣớc cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cũng nhƣ luật hóa các chính sách này phù hợp với từng thời kỳ và đặc điểm của nền kinh tế. Cần có những quy định rõ ràng, cụ thể đối với khu vực DNNVV trong đó quy định những hỗ trợ, khuyến khích đối với khu vực này. Bên cạnh đó, cần có các cơ quan chuyên trách thực thi các quy định và chính sách hỗ trợ cho các DNNVV.

 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ: theo kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nƣớc, DNNVV luôn có mối quan hệ hợp tác gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn. Có nhiều lĩnh vực, nhiều công đoạn trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp lớn không thể hoạt động tốt nếu không có sự hợp tác của các DNNVV nhƣ các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, điện, điện tử hay các ngành dịch vụ. Khi đó các DNNVV sẽ có vai trò nhƣ các nhà thầu phụ cung ứng các chi tiết,

các bộ phận cấu thành của sản phẩm mà các doanh nghiệp lớn đặt hàng.

 Hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp: các chính sách phát triển DNNVV ở các nƣớc không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho DNNVV mà còn tập trung vào việc tăng cƣờng năng lực đổi mới trong chính bản thân DNNVV. Đài Loan là một ví dụ, không chỉ tạo môi trƣờng thuận lợi cho các DNNVV phát triển, Đài Loan còn hỗ trợ DNNVV bằng những chƣơng trình cụ thể nhƣ đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các DNNVV, sử dụng chuyên gia tƣ vấn cho DNNVV trong việc lập kế hoạch kinh doanh, markting và tìm kiếm thị trƣờng. Bên cạnh đó, Chính phủ Đài Loan còn giúp các doanh nghiệp phát huy tinh thần bằng cách xây dựng văn hoá kinh doanh cho các DNNVV. Do đó, muốn phát triển DNNVV một cách bền vững cần giúp các DNNVV xây dựng và phát huy các năng lực nội tại của họ.

Hiện tại, năng lực nội tại của các DNNVV Việt Nam là rất yếu, đặc biệt là sự hiểu biết của các chủ doanh nghiệp về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, trong môi trƣờng quốc tế. Do đó, để phát huy vai trò của các DNNVV Việt Nam, cần xác định rõ các năng lực nội tại còn yếu của các DNNVV và có các chính sách hỗ trợ phù hợp.

 Các chính sách hỗ trợ DNNVV của nhiều nƣớc tập trung vào việc mở rộng cơ hội cho các DNNVV bằng các hình thức hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Một trong những hình thức hỗ trợ mang lại nhiều thành công ở một số nƣớc nhƣ Đài Loan, Trung Quốc,...là hình thức sử dụng các vƣờn ƣơm doanh nghiệp. Từ “vƣờn ƣơm doanh nghiệp” mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhƣng đã gây đƣợc sự chú ý và quan tâm của của những ngƣời có tâm huyết phát triển DNNVV. Tuy nhiên, việc xây dựng và thử nghiệm loại hình vƣờn ƣơm doanh nghiệp vào Việt Nam mới ở giai đoạn thử nghiệm bƣớc đầu. Việc lựa chọn hình thức vƣờn ƣơm nhƣ thế nào cho phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế văn hoá của đất nƣớc, của từng vùng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 44)