Thực trạng Chính sách tín dụng đối với các DNNVV

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 65)

Vai trò của hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một là, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ hỗ trợ sự ra đời và

phát triển của các DNNVV. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ai cũng muốn đồng vốn của mình phải sinh lời. Những ngƣời có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó, những nhà doanh nghiệp vì mục đích sinh lời rất cần vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua nguyên vật liệu, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn. Để giải quyết mâu thuẫn đó, ngân hàng thông qua quan hệ tín dụng thu hút những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp và của các tầng lớp dân cƣ khác, mang lại cho nhà doanh nghiệp cần vay vốn. Hoạt động này tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp muốn thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất – kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện.

Hai là, tín dụng tác động vào xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh

doanh của các DNNVV. Hoạt động tín dụng góp phần đẩy mạnh các hoạt động đầu tƣ, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển và chuyển dịch cơ cấu của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, với tƣ cách cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, tín dụng ngân hàng trở

thành động lực kích thích tổ chức kinh tế và dân cƣ trong các nƣớc thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn. Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài dƣới nhiều hình thức nhƣ: trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị trả chậm… Nhƣ vậy, nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu đƣợc thu hút qua kênh tín dụng ngân hàng.

Bốn là, tín dụng ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “vay để cho vay”;

suất cao đã thúc đẩy doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, nâng cao hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn.

Năm là, tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị

trƣờng các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNNVV. Các DNNVV có vốn lƣu động rất ít song nhu cầu cần nhiều. Nguồn vốn để mua vật tƣ hàng hóa, dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nƣớc và nhập khẩu) hiện tại chủ yếu đƣợc bù đắp bằng vốn tín dụng. Mặt khác tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lƣu thông qua mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tƣợng hàng hóa có chất lƣợng cao, có sức cạnh tranh, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hƣớng tiến lên hiện đại hóa.

Sáu là, tín dụng ngân hàng với công cụ lãi suất đã góp phần quan trọng thực

hiện các quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng địa phƣơng, từng vùng, ngành kinh tế. Qua đó, góp phần tác động mạnh khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hoặc việc xóa bỏ sự phân biệt lãi suất cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, đã góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.

Chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV trong thời gian qua

Thực hiện mục tiêu về trợ giúp phát triển các DNNVV theo các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới cơ chế chính sách tín dụng để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là các DNNVV tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực.

Với chính sách mở rộng tín dụng cho khách hàng, dƣ nợ tín dụng của các ngân hàng tăng qua các năm (Hình 2.2).

Hình 2.2: Tổng dƣ nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước 2008)[44]

Một số chính sách tín dụng của các ngân hàng dành cho các DNNVV có thể kể tới nhƣ sau:

- Đối với ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Vietinbank đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng DNNVV cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính nhƣ đào tạo, tƣ vấn, giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho DNNVV. Hiện tại DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của Vietinbank với số dƣ nợ tín dụng chiếm khoảng 50%. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam là ngân hàng duy nhất đƣợc Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ định tham gia ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNNVV và đƣợc nhiều tổ chức quốc tế lựa chọn là đối tác thực hiện các chƣơng trình dành cho DNNVV.

- Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN &PTNT VN) cũng xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm khách hàng quan trọng cần đƣợc ƣu tiên. Đến 31/08/2007 dƣ nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng tăng gấp 20 lần so với năm 2001, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 100%.

Năm 2010 tổng dƣ nợ cho vay đối với các DNNVV vào khoảng 35 %– 40%.

- Ngân hàng Hồng Kông – Thƣợng Hải (HSBC) với tiêu chí xếp loại doanh nghiệp có doanh thu dƣới 10 triệu USD, có vốn từ 2 triệu USD trở xuống thì số lƣợng doanh nghiệp này chiếm 35 %– 40% trong tổng số khách hàng của HSBC.

- Chƣơng trình Hỗ trợ tín dụng cho DNNVV của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2008 – 2010 nhƣ sau:

+ Về tín dụng, BIDV dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho chƣơng trình tái cấu trúc nợ đối với DNNVV vƣợt qua khó khăn trong lạm phát cao. Năm 2008 là 3.000 tỷ đồng, 2009 là 10.000 tỷ đồng, năm 2010 là 20.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dƣ nợ cho vay của BIDV.

+ Về dịch vụ, BIDV cung ứng các dịch vụ nhƣ tƣ vấn hỗ trợ lập dự án và thu xếp vốn, tƣ vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán,…, các dịch vụ trọn gói nhƣ tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ trả lƣơng, các sản phẩm phái sinh,…

+ Về cấu trúc tài chính, BIDV tƣ vấn miễn phí cho các doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng huy động vốn, hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.

+ Về cơ cấu nợ, bao gồm việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ. - Ngân hàng Kỹ Thƣơng (Techcombank ) với khoản tài trợ 320 tỷ đồng từ IFC dành riêng cho việc cấp vốn cho các DNNVV Việt Nam, Techcombank đã mở rộng thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hỗ trợ, cấp vốn cho các DNNVV, các DNNVV sẽ có dịp tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn.

- Ngân hàng TMCP Việt Nam (Vietcombank), tháng 9 năm 2008 cũng đã đẩy mạnh Chƣơng trình cho vay DNNVV bằng việc dành thêm 3.000 tỷ đồng trong kế hoạch phát triển tín dụng năm 2008. Hiện tại cho vay đối với DNNVV chiếm 22% tổng danh mục cho vay của Vietcombank.

Việt Nam (VCCI) mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp của ngân hàng chỉ vào khoảng 30% - 40% (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ %

- Đúng nhu cầu 10,5

- Thỏa mãn ¾ nhu cầu 26,1

- Đáp ứng ½ nhu cầu 33,5

- Chỉ vay đƣợc ¼ nhu cầu 29,8

(Nguồn: VCCI, 2008)

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể liệt kê là: Lãi suất cao, thiếu tài sản thế chấp, vƣớng mắc về thủ tục hành chính, khó khăn về lập phƣơng án kinh doanh. Trong số các nguyên nhân kể trên, lãi suất cao chiếm tỷ lệ cao, khoảng 73,8% (

Nguồn: VCCI, 2008). Doanh nghiệp phải hoạt động có lãi trên 20% mới đủ trả lãi

vay ngân hàng đã là một vấn đề hết sức khó khăn chƣa kể đến phần lợi nhuận đủ để trang trải các chi phí khác của doanh nghiệp.

Những cản trở trong việc hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và

vừa

Theo cuôc điều tra gần đây của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, chỉ có trên 32% DNNVV có khả năng tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng (chủ yếu là NHTM), trong khi đó có hơn 35% số DNNVV khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng[52]. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các ngân hàng và từ chính các DNNVV.

Từ phía các ngân hàng

Trong thời gian trƣớc đây, tỷ lệ lạm phát cao với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, NHNN giới hạn tăng trƣởng tín dụng của NHTM không quá 30% khiến các NHTM hạn chế cho vay hoặc cho vay cầm chừng.

NHNN bắt buộc các NHTM mua trái phiếu của Chính phủ với số tiền lớn khiến các NHTM khan hiếm nguồn tiền, đẩy lãi suất huy động lên cao, điều này dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên khiến các DNNVV không thể vay vốn.

Cơ chế thế chấp, tín chấp áp dụng đối với các DNNVV còn hạn chế khiến các doanh nghiệp thƣờng không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 65)