Năm 2011 vừa qua đi, đã đánh dấu một mốc son trong chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Du lịch Việt Nam. Năm của nhiều cơ hội đan cài với những thách thức lớn. Mặc dù chịu nhiều bất lợi như thiên tai xảy ra liên tiếp, giá xăng dầu tăng dẫn tới giá tiêu dùng và dịch vụ trong nước tăng cao nhưng nhìn chung du lịch nước ta vẫn phát triển mạnh mẽ cùng nhịp độ tăng trưởng của đất nước. Với lợi thế là sự ổn định chính trị, là an ninh quốc gia, là tiềm năng du lịch dồi dào với đường bờ biển dài hơn 3000 km, hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phủ khắp dải đất hình chữ S, là thị trường hấp dẫn và mới mẻ của nhiều du khách, kể cả sự bất ổn của các nước trong khu vực, Việt Nam đang là sự lựa chọn của nhiều du khách, du lịch Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành du lịch đã và đang tác động tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế khác như ngành hàng không, giao thông vận tải, ngành công nghiệp khách sạn, hàng thủ công mỹ nghệ...
Trong năm vừa qua hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và công ty Visa International đã tổ chức khảo sát xu hướng du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2011 và hai năm tới, tham gia cuộc khảo sát gồm 7000 người đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ... Theo kết quả của cuộc khảo sát, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore, các khách du lịch đã tới Việt Nam bình chọn Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2010, du lịch Việt Nam đã tăng trưởng trên 30% về thu hút lượng khách quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam đã đón lượt khách quốc tế thứ 5 triệu và 28 triệu khách nội địa trong năm 2010. Với đà tăng trưởng này, ngành du lịch Việt Năm 2011 đã đón khoảng 6 triệu khách quốc tế và 30 triệu khách nội địa với doanh thu toàn ngành khoảng 130.000 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là 19%; 7,14%; và 30%.
Trên thị trường du lịch quốc tế, nhà nước ta đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Từ năm 2008 các nước Asean đã thỏa thuận bãi bỏ visa trong khu vực, Việt Nam ban hành luật đường bộ mới cho phép du khách quốc tế được lái xe tay lái nghịch, tạo thuận lợi thu hút du khách trong khu vực Asean. Ngành du lịch Việt Nam sẽ hướng tới du khách trong khu vực Asean bởi khoảng cách đi lại gần, chi phí thấp.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2012 ngành du lịch vẫn gặp những thách thức và trở ngại. Đó là tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định, những bất ổn về chính trị trong khu vực còn tiềm ẩn, cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong nước, thiên tai, bão lũ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một tăng, dịch bệnh có nhiều mầm mống phát triển, kinh tế trong nước nhiều khó khăn. Hiện nay, ngành du lịch đã xây dựng lôgô, khẩu hiệu, biển hiệu mới cho chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015, thay thế cho khẩu hiệu, biển hiệu cũ là “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” bằng “Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông” nhằm thể hiện rằng, Việt Nam hiện nay chủ động khai thác lợi thế để bứt phá và tự giới thiệu mình với bạn bè thế giới.
Thị trường du lịch nội địa: Có thể nói năm 2012 thực sự sẽ là năm thăng hoa
của du lịch nội địa với 31 hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội lớn mừng năm Du lịch quốc gia được triển khai trên khắp cả nước, trong đó Festival Huế sẽ là điểm nhấn.
Phát biểu tại lễ tổng kết hoạt động ngành du lịch năm 2011 và tình hình trọng tâm năm 2012, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cao cấp sẽ là xu hướng chủ đạo của ngành du lịch Việt Nam 2012”. Hiện Việt Nam đang trở thành thị trường du lịch hoạt động tốt nhất trong khu vực nhờ vào yếu tố chính trị ổn định và các lợi điểm về danh thắng đang được đầu tư đúng đắn. Với mục tiêu năm 2012 đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế ( tăng 8,3% so với 2011) và 32.000 lượt khách nội địa (tăng 6,67% so với năm 2011). Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường khách du lịch nội địa, rất nhiều công ty đã chú ý đến việc khai thác thị trường này. Nhu cầu của khách du lịch nội địa cũng được nâng cao, họ có những yêu cầu cao hơn đối với các sản phẩm, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và tiện nghi trong các chuyến đi và các dịch vụ bổ sung đi kèm. Từ một vài năm trở lại đây, bắt đầu xuất hiện hình thức đi du lịch cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ, sử dụng các chương trình du lịch không trọn gói. Hình thức này ngày càng phát triển thành xu hướng tiêu dùng du lịch đối với thị trường Việt Nam.