Nâng cao năng lực quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 94)

Để làm tốt trong lĩnh vực bán lẻ, chi nhánh cần phát triển nhiều dịch vụ hơn, chứ không chỉ có Core banking (ngân hàng lõi) hay thanh toán thẻ...điều đó đồng nghĩa với quản lý rủi ro phải tốt hơn, phƣơng pháp phải hiện đại, tiên tiến hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại Chi nhánh chƣa phát sinh rủi ro nào lớn trong hoạt động bán lẻ. Tuy vậy, một số sản phẩm bán lẻ nhƣ cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, cho vay qua thẻ, cho vay thấu chi, thanh toán thẻ POS, thanh toán thẻ ATM… đang đƣợc chi nhánh đẩy mạnh nhƣng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trƣớc yêu cầu đó Chi nhánh làm thế nào để vừa phát triển đƣợc lại vừa giảm thiểu những tổn thất? Về bản chất thì hoạt động ngân hàng là liên quan tới rủi ro. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro và tổn thất trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL, Chi nhánh cần chú ý các vấn đề sau:

- Thứ nhất: Hiện đại hóa công tác quản lý rủi ro:

Lâu nay chi nhánh có thể phân tích các hồ sơ và đánh ra mức độ rủi ro bằng phƣơng thức thủ công khi cho vay, dựa trên hoạt động thực tế, mối quan hệ thực tế, kết quả kinh doanh của khách hàng trƣớc đó… Tuy nhiên với hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân thì sẽ không dễ dàng tìm hiểu nhân thân của từng ngƣời đƣợc. Vì thế chi nhánh phải có những công cụ hiện đại mà chủ yếu bằng công nghệ thông tin, có mô hình, kiến thức sâu về phân tích dữ liệu đánh giá rủi ro khi cho một cá nhân vay phải lƣợng hoá mức độ rủi ro đƣợc thì mới có thể phát triển mạnh.

- Thứ hai: Tăng cƣờng nhân lực và trí lực cho công tác quản trị rủi ro:

Hiện tại, toàn bộ công tác giám sát, phát hiện rủi ro đƣợc giao cho 2 phòng là phòng Kế toán hậu kiểm và phòng QLRR, song hầu nhƣ 2 phòng này chỉ mới dừng ở mức phát hiện rủi ro sau khi bán hàng còn trƣớc khi bán

hàng phần lớn chƣa đƣợc thực hiện, đây có thể là lỗ hỗng tiềm ẩn các rủi ro bên trong vì phát hiện các rủi ro trƣớc khi bán sản phẩm để ngăn chặn ngay từ đầu sẻ mang lại sự an toàn, ít hao tổn hơn so với phát hiện sau khi đã bán hàng. Một khi phát hiện rủi ro sau khi rủi ra đã xẩy ra thì công tác khắc phục mất rất nhiểu thời gian và tài chính, thậm chí là mất cả vốn của Ngân hàng. Do vậy chi nhánh cần bố trí nhân lực đủ về số lƣợng và có chuyên môn cao, đồng thời tăng cƣờng công tác QLRR tiền bán hàng để giảm thiểu nhất rủi ro có thể xẩy ra.

- Thứ ba: Tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập ổn định làm việc trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhƣ: giáo dục, y tế, tài chính, bảo hiểm, các các bộ nhân viên làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp để bán các sản phẩm vì những đối tƣợng khách hàng này có độ an toàn cao khi mua sản phẩm Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro.

- Thứ tƣ: Hình thành đội ngũ cán bộ tƣ vấn khách hàng để hỗ trợ khách hàng: Từ trƣớc tới nay Chi nhánh chỉ mới chú trọng làm sao để bán đƣợc sản phẩm còn việc tƣ vấn hỗ trợ khách hàng trong sử dụng sản phẩm, tƣ vấn khách hàng làm sao để đầu tƣ có hiệu quả để giảm thiểu rủi cho khách hàng chƣa đƣợc thực hiện. Chẳng hạn, sau khi khách hàng sử dụng các sản phẩm thẻ của ngân hàng chi nhánh chƣa có các khuyến cáo, cập nhật các rủi ro cho khách hàng để khách hàng nắm bắt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Hay công tác tƣ vấn hỗ trợ tƣ vấn tài chính khi khách hàng cần cũng chƣa đƣợc chú trọng do đó khách hàng có thể đầu tƣ không hiệu quả dẫn đến rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng. Vì vậy chi nhánh cần có đội ngủ bán hàng ngoài năng lực chuyên môn về Ngân hàng còn cần đƣợc đào tạo, cập nhật các kiến thức về tƣ vấn tài chính, tƣ vấn kinh doanh các lĩnh vực khác để hỗ trợ khách hàng, định hƣớng cho khách hành kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 94)