• Doanh thu hàng khuyến mại
Theo quyết định 15/2006/QĐ–BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cách hạch toán doanh thu hàng khuyến mại như sau:
Lập hóa đơn GTGT và giá trị trên hóa đơn là giá của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương cùng thời điểm phát sinh hoạt động này
Nợ TK 641, 642: ghi tăng chi phí tương ứng Có TK 512 (5121): doanh thu theo giá bán Có TK 333 (33311): thuế GTGT phải nộp
Tuy nhiên, trong việc hạch toán doanh thu của một số hàng hoá, sản phẩm, sử dụng nội bộ, chào hàng, khuyến mại công ty vẫn hạch toán tổng hợp vào doanh thu bán hàng hoá, mà chưa phản ánh trên các tài khoản chi tiết, việc hạch toán này chưa phù hợp với việc ghi nhận doanh thu theo quy định của chuẩn mực hiện hành.
• Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán (TK 5211, TK 5213)
Mặc dù là một công ty kinh doanh thương mại nhưng công ty không sử dụng tài khoản giảm giá hàng bán mà giảm trực tiếp vào giá bán hàng hóa tùy theo mối quan hệ với khách hàng, để cho tiện hạch toán, giảm bớt công việc kế toán. Nhưng như vậy là không hợp lý, sẽ không thể hiện đúng bản chất của việc giảm giá hàng bán, không thể hiện được tác dụng của việc giảm giá, không khuyến khích được khách hàng vì khách hàng không thấy rõ được các khoản mình được ưu tiên, miễn giảm.
Chính sách bán hàng được lưu hành kín trong nội bộ mà không được công khai trên chính sách bán hàng của công ty. Chính sách được áp dụng từng đối tượng , nhưng với những khách hàng quen công ty thì các chính sách sẽ thay đổi tùy thuộc vào thương lượng của hai bên, do đó việc hạch toán của kế toán sẽ rất gặp nhiều khó khăn nếu không được báo trước
Nếu xuất hiện giảm giá hàng bán, nhiều trường hợp công ty nhận nợ khách hàng, đợt mua hàng sau của công ty với khách hàng đó sẽ được trừ khoản giảm trừ đó
sẽ khiến cho kế toán sẽ bị động trong quá trình xử lý nghiệp vụ của mình do còn phải phụ thuộc vào khách hàng về các thủ tục chứng từ theo quy định.