Quy định về các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu đề xuất về kế toán bán hàng mặt hàng phụ tùng và bộ phận phụ trợ ô tô của công ty Cổ phần xây dựng Bản Việt (Trang 44)

2.2.2.3.1. Chiết khấu thương mại

Tại công ty CPXD Bản Việt, khi chiết khấu thương mại sẽ chia khách hàng ra làm 4 loại:

• Loại 1: khách hàng quen thuộc của công ty, mỗi lần mua hàng từ 150 trđ trở đi, khách hàng mới của công ty với lần mua đầu là 200 trđ trở đi (thanh toán ngay, hoặc 80% trở lên trả ngay, 20% trong vòng 1 năm) sẽ được hưởng 5%-8%

• Loại 2: khách hàng quen thuộc của công ty mỗi lần mua hàng từ 100 trđ- 150 trđ và

khách hàng mới của công ty với lần mua đầu từ 100 trđ tới dưới 200 trđ (thanh toán ngay), trên 200 trđ (không trả ngay, hoặc trả góp) hưởng chiết khấu 3%-5%

• Loại 3: khách hàng quen thuộc, mua hàng với số lượng ít (dưới 100 trđ) sẽ hưởng 1%-

3%

• Loại 4: Khách hàng mua lẻ, khách mua buôn với số lượng ít không được hưởng chiết

khấu

Mức độ phân loại chỉ cố định trong một thời gian và không gian nhất định nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn. Nếu có sự thay đổi mức hưởng ưu đãi phải có sự phê duyệt của Giám đốc. Nhân viên kinh doanh không được tự ý thay đổi trong bất cứ trường hợp nào nếu không sẽ bị truy tố trách nhiệm

Tại doanh nghiệp, chiết khấu thương mại sẽ diễn ra ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ gửi đơn đặt hàng cùng biên bản chiết khấu thương mại trình Giám đốc, sau đó Giám Đốc ký duyệt và chuyển tới phòng kế toán. Do vậy, số tiền trên hóa đơn GTGT là giá đã chiết khấu, không hạch toán qua TK 521

2.2.2.3.2. Giảm giá hàng bán

• Đối với bán buôn hàng hóa nhận tại kho: trước khi giao hàng, đại diện bên mua đã

kiểm tra hàng hóa và ký nhận chứng từ. Hàng hóa xác định là tiêu thụ. Sau một thời gian, khách hàng khách hàng gửi biên bản kiểm kê hàng hóa hoặc thông báo là hàng được giao là kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn. Công ty cử đại diện (thường là bên phòng kỹ thuật) sang kiểm tra

- Nếu hàng bán xác nhận là không đúng yêu cầu đã ký hợp đồng thì khách hàng sẽ đề

nghị giảm giá. Hai bên thương nghị mức giảm giá

- Nếu hàng bán kiểm tra lại đúng với hợp đồng đã ký kết. Bên mua sẽ không được yêu

cầu giảm giá

Như vậy, nếu xác định là giảm giá, kế toán bán hàng lập biên bán giảm giá hàng hóa với % giảm giá hai bên thương lượng, kèm chữ ký hai bên. Doanh nghiệp sẽ hạch toán vào TK 532 “Giảm giá hàng bán”

• Đối với bán buôn hàng hóa theo hình thức gửi hàng : tại địa điểm giao nhận như đã ký kết (thường là kho của người mua), đại diện bên mua kiểm tra hàng hóa

- Nếu phát hiện hàng hóa không đúng yêu cầu, người mua có thể đề nghị giảm giá với

mức giảm mà hai bên cùng thương lượng. Như vậy, giá trên hóa đơn GTGT là giá đã được giảm giá và không hạch toán qua TK 532

- Nếu không vấn đề gì, sẽ giao nhận bình thường. Sau một thời gian, nếu phát hiện hàng hóa có vấn đề thì giải quyết như bán buôn hàng hóa tại kho

• Đối với bán lẻ, do mua với số lượng ít nên thông thường không có trường hợp giảm

giá

2.2.2.3.3. Hàng bán bị trả lại

• Nếu hàng hóa của doanh nghiệp xuất ra đã xác định doanh thu. Sau một thời gian, bên

mua gửi biên bản kiểm kê hàng hóa và thông báo trả lại số hàng không đúng yêu cầu, công ty cử đại diện tới kiểm tra. Nếu hàng hóa xác định là đúng với hợp đồng công ty không chấp nhận hàng bán trả lại. Nếu hàng bán ra qua kiểm tra xác thực không đúng với hợp đồng ký kết và khách hàng yêu cầu trả lại hàng. Kế toán bán hàng sẽ lập biên bản trả lại hàng hóa ghi rõ số lượng, thành tiền với chữ ký xác nhận hai bên. Công ty trở hàng về hoặc gửi khách hàng giử hộ. Nghiệp vụ này sẽ hạch toán trên TK 531

• Nếu hàng bán chưa ghi nhận doanh thu, kế toán ghi nhận hóa đơn GTGT là trị giá hàng không bị trả lại (khách hàng chấp nhận mua)

Một phần của tài liệu đề xuất về kế toán bán hàng mặt hàng phụ tùng và bộ phận phụ trợ ô tô của công ty Cổ phần xây dựng Bản Việt (Trang 44)