Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM”, (Trang 26)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trong vòng 3 năm 2010 – 2012, dù bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty trong và ngoài nước cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động tích cực.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012

(đơn vị: nghìn đồng)

Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh các năm (%)

2011/2010 2012/2011 Doanh thu 96.178.642 101.259.456 109.854.689 105,28 108,49 Giá vốn hàng bán 82.257.387 86.475.380 90.473.342 105,13 104,62 Lãi gộp 13.921.255 14.784.076 19.381.347 106,20 131,10 Chi phí bán hàng 3.069.742 2.972.467 4.081.396 96,83 137,31 Chi phí quản lí DN 1.985.467 1.057.247 2.983.789 53,25 282,22

Lợi nhuận trước

thuế 8.866.046 10.754.362 12.316.162 121,30 114,52

Thuế thu nhập DN 2.106.511 2.512.902 3.001.020 119,30 119,42

Lợi nhuận sau

thuế 6.759.535 8.241.460 9.315.142 121,92 113,03

(nguồn: phòng tài chính kế toán)

Theo bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng qua các năm.

Mặc dù công ty mới đi vào hoạt động còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng doanh thu không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do sự nỗ lực không ngừng hoàn thiện của cán bộ nhân viên và giám đốc công ty. Nhân viên của công ty hầu hết là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết và có trình độ. Đồng thời, một phần là nhờ vào sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành trên địa bàn hoạt động của công ty.

Ta thấy hầu hết các tiêu chí đều tăng qua các năm nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2011 lại giảm mạnh so với năm 2010. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm hơn 900 triệu đồng, tuy nhiên năm 2012 so với năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh khoảng 2 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 công ty đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nền kinh tế khó khăn, đồng tiền mất giá, thị trường bị thu hẹp… công ty cũng chịu ảnh hưởng và rất tốn kém

chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng như chi phí quản lí doanh nghiệp mình làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của công ty.

Do đây là thời kỳ đầu, công ty mới thành lập nên cơ cấu tổ chức và hoạt động phân quyền chưa ổn định. Công ty phải tiến hành tổ chức lại bộ máy của mình, tiến hành bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ giữa các đơn vị, tuyển dụng và đào tạo bổ sung nhân lực và các vị trí còn thiếu… Điều này làm gia tăng đáng kể nguồn chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ đó cho ta thấy năm 2012/2011 tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Điều này chứng tỏ rằng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Công ty cần phải hoàn thiện để có một bộ máy quản lý chuyên tinh, gọn nhẹ và đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM

2.2.1. Cơ cấu tổ chức và của công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM

2.2..1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên thuộc biên chế chính thức trong công ty là 46 người trong đó có 16 người có trình độ đại học trở lên. Cán bộ công nhân viên trong công ty đều là những người trẻ, năng động, nhiệt tình và rất tâm huyết với công việc. Đa số nhân viên trong công ty ở độ tuổi khoảng từ 25 đến 35 tuổi.

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM (nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Chức năng và nhiệm vụ các đơn vị phòng ban trong Công ty

- Giám đốc: Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM chỉ có 1 giám đốc,

tuổi 34, có trình độ Cử nhân với chuyên ngành quản trị kinh doanh. Phòng kinh doanh Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật BP. Thiết kế BP. Lập trình BP. Test sản phẩm Giám đốc

Chức năng và nhiệm vụ: Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thay mặt công ty giao dịch ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh. Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của Công ty. Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền. Lập kế hoạch phát triển công ty và các chính sách quảng cáo tiếp thị sản phẩm, liên hệ hợp tác liên doanh với các công ty, đại lý khác.

- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trường tìm kiếm khách

hàng, ký kết hợp đồng và chăm sóc khách hàng của công ty. Sau đó tổng hợp, phân tích, lập báo cáo trình lên giám đốc, giúp giám đốc đưa ra các giải pháp tác nghiệp. Tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, xu hướng phát triển công nghệ. Tổ chức giám sát hỗ trợ nhân viên trong phòng thực hiện kế hoạch kinh doanh và tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng cáo…

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động phòng kinh doanh

STT Chức năng nhiệm vụ Tuổi Số lượng Ngành đào tạo Trình độ

1 Trưởng phòng 32 1 QTKD Đại học 2 Thành viên - 14 QTKD, Kinh tế, Marketing Đại học, CĐ, Trung cấp (Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Nhận xét: Kết cấu lao động phòng kinh doanh như vậy là tương đối gọn nhẹ so với quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mô công ty. Qua bảng số liệu trên thì đa số nhân viên trong phòng đạt trình độ đại học với độ tuổi bình quân là 30 tuổi. Trình độ cao kết hợp với sự năng động và kinh nghiệm làm việc đã giúp phòng kinh doanh hoàn thành khá tốt những nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng chưa được phân công rõ ràng.

- Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện các công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo và

tái đào tạo nhân sự. Phân tích, đánh giá chất lượng của toàn bộ nhân viên trong công ty. Quản lý hồ sơ, sơ yếu lí lịch của nhân viên, xây dựng các quy chế và khuyến khích nhân viên trong công ty làm việc.

- Phòng tài chính kế toán: Phòng kế toán công ty có 5 người, có độ tuổi trung bình là

29, có trình độ trải đều ở bậc đại học, cao đẳng và trung cấp với chuyên ngành đào tạo kế toán kiểm toán.

Chức năng và nhiệm vụ: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ tài chính, kế toán của công ty. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng năm của công ty, trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của công ty. Đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, hỗ trợ giám đốc nghiên cứu và quản lý các

hoạt động của toàn công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ nhân viên.

- Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật hỗ trợ các phòng ban khác các vấn đề về kỹ thuật

chuyên môn. Hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, thiết kế website, mạng nội bộ, domain, hosting, quản lý website nội bộ, email, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Thực hiện tất cả các công việc từ thu thập thông tin, thiết kế web, logo, in ấn… đến kiểm tra, phát triển và bảo trì sản phẩm. Phòng kỹ thuật lại được chia ra thành 3 bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng: thiết kế, lập trình, test sản phẩm.

Bộ phận thiết kế: Thiết kế đồ họa liên quan: website, software, banner, html, các thành

phần của bộ xây dựng thương hiệu, hình ảnh, video, CSS. Báo cáo lên trưởng phòng.

Bộ phận lập trình: Nhận, phân tích, phản hồi yêu cầu, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm

lỗi, triển khai. Báo cáo lên trưởng phòng.

Bộ phận test sản phẩm: Bộ phận này sẽ tham dự các chi tiết cuối cùng và kiểm tra sản

phẩm. Họ sẽ kiểm tra những thứ như các chức năng hoàn thành, các hình thức hoặc các kịch bản khác, cũng như thử nghiệm cuối cùng cho vấn đề tương thích, đảm bảo rằng sản phẩm được tối ưu hóa. Báo cáo lên trưởng phòng.

Đặc điểm

Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM là mô hình tổ chức chức năng. Các phòng ban của công ty được xây dựng khá đầy đủ và chuyên môn hóa các chức năng. Tuy nhiên, giữa các phòng ban chưa có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ, mỗi phòng ban chỉ chú trọng giải quyết nhiệm vụ của mình mà chưa để ý tới mục tiêu chung của công ty.

Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM

- Ưu điểm: Tập trung quyền lực và quyền ra quyết định vào giám đốc, trách nhiệm và

quyền hạn của giám đốc là cao nhất, do đó có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời. Phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban cũng như sự chủ động tác nghiệp của các đơn vị trực thuộc trong công ty, tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên trong công ty phát huy hết năng lực cũng như sự sáng tạo trong công việc.

- Nhược điểm: Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức này, lãnh đạo của công ty phải quyết định

thường xuyên mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng có chuyên môn và những giá trị khác nhau nên sẽ tạo ra khó khăn cho việc hợp tác và thông tin giữa các phòng ban với nhau. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban và cán bộ nhân viên trong công ty chưa rõ ràng, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên chưa tốt. Công ty

chưa có chính sách khích lệ, động viên xứng đáng với người lao động khiến người lao động không phát huy hết khả năng của mình.

Cơ cấu tổ chức chưa linh hoạt, chưa thực sự phù hợp với thay đổi của môi trường bên ngoài.

Quá trình truyền đạt thông tin chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể là các thành viên trong công ty đến từ nhiều vùng, miền khác nhau nên âm điệu và ngữ điệu khác nhau khiến giao tiếp cũng như quá trình truyền đạt thông tin gặp không ít khó khăn. Hơn nữa quá trình truyền đạt thông tin của công ty được thực hiện thông qua điện thoại, email rất nhiều. Việc hai bên giao tiếp phải nhắc đi nhắc lại thông tin là điều không tránh khỏi làm cho quá trình truyền đạt thông tin không được hiệu quả.

Thủ tục hành chính rườm rà.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VIACOM”, (Trang 26)