- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống kê trong
3.1.2. Đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam
48/ NQ/TW của Đảng đã vạch ra chiến lược cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian tương đối dài, đã xác định các quan điểm, các định hướng cụ thể nhằm hoàn thiện toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam trên các lĩnh vực: pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; pháp luật về dân sự, kinh tế; pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; và pháp luật về hội nhập quốc tế.
3.1.2. Đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ViệtNam Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền khẳng định tính tối cao của pháp luật, mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân đều phải tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của mình. Pháp luật phải được ưu tiên áp dụng trong mọi trường hợp và bằng tất cả các biện pháp hợp pháp, chấp hành bằng sự tự nguyện của các đối tượng được luật điều chỉnh chứ không phải chỉ bởi sự cưỡng bức bên ngoài. Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì pháp luật phải thoả mãn các tiêu chí khách quan, hợp lý, công bằng, nhân đạo, dân chủ và văn minh…
Những năm qua, yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật đối với nói chung trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Với vị trí là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN, đồng thời với nhiệm vụ thường xuyên tổ chức thực thi pháp luật, quản lý, điều hành đất nước, Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Thực tế cho thấy Chính phủ chịu trách nhiệm soạn
thảo trên 90% các dự án Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH và toàn bộ các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo thẩm quyền. Làm thế nào để các dự án, dự thảo VBQPPL do Chính phủ soạn thảo vừa bảo đảm được tiến độ xây dựng đề ra trong các Chương trình xây dựng pháp luật vừa bảo đảm chất lượng đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là vấn đề cấp thiết đặt ra. Vì vậy, trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công tác xây dựng và ban hành VBQPPL đã xác định một số nội dung quan trọng sau:
- Nâng cao chất lượng và tránh tình trạng thiếu khách quan, cục bộ trong việc xây dựng VBQPPL. Cần thiết phải nghiên cứu đổi mới phương thức, quy trình xây dựng pháp luật từ khâu đầu cho đến khâu Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thông qua để trình Quốc hội.
- Rà soát và hệ thống hoá các VBQPPL theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp;
- Tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và ban hành VBQPPL. Khắc phục tình trạng Luật, Pháp lệnh chờ nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành.
- Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, của những người là đối tượng điều chỉnh của văn bản trước khi ban hành.