Bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập thế giới của Việt Nam, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 63 - 65)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống kê trong

3.1.3. Bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập thế giới của Việt Nam, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

giới của Việt Nam, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

Yêu cầu ổn định và phát triển đất nước mạnh mẽ cần đòi hỏi sự điều chỉnh hợp lý và khoa học các mối quan hệ trong đời sống xã hội bằng pháp luật. Hệ thống pháp luật được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ vận động theo một trật tự, một chiều hướng khách quan mà nhà nước mong muốn thiết lập. Mục đích này của pháp luật chỉ có thể đạt được khi pháp luật được xây dựng phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử của từng đất nước, dân tộc. Mỗi xã hội cần hệ thống pháp luật tương ứng, trình độ của hệ thống pháp luật quốc gia không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó. Theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải được đặt trong sự vận động qua lại của các mối quan hệ xã

hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị của nhà nước cũng như đặc điểm văn hoá và truyền thống pháp luật của dân tộc. Các Mác khẳng định: “Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội”. Ở nước ta, yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đòi hỏi phải phản ánh đúng quy luật khách quan và nhu cầu của đời sống xã hội, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và có tính khả thi. Việc tuân thủ nguyên tắc “phù hợp thực tiễn” trong công tác xây dựng pháp luật ở Việt Nam đòi hỏi phải coi trọng việc tổng kết thực tiễn của Việt Nam trên cơ sở thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam và đặc thù của thể chế chính trị Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật và pháp luật của nước ngoài, đặc biệt là pháp luật của các nước có những đặc điểm gần gũi với nước ta về mặt địa lý, có cùng trình độ phát triển kinh tế – xã hội là rất cần thiết. Lịch sử xây dựng pháp luật thế giới đã chứng minh sự học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm pháp luật nước ngoài đã từng diễn ra rất sớm và rộng rãi trên thế giới, như Bộ luật dân sự năm 1804 của Cộng hoà Pháp đã tiếp thu nhiều nguyên tắc pháp lý của Luật La mã (Roman law), và sau đó, nhiều nước châu Âu lại lấy Bộ luật nổi tiếng này làm cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật dân sự cho mình.Ẩơ Châu Á, Nhật Bản là một đất nước rất thành công trong việc nghiên cứu và tiếp thu pháp luật ngoài vào xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Ngay từ cuối thế kỉ 19 thời Minh trị duy tân, người Nhật đã học tập pháp luật của người Pháp, người Đức và người Mỹ, ngày nay chúng ta có thể thấy dấu ấn của cả hai hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới là dân luật (Civil law) và thông luật (Common law) trong hệ thống pháp luật hiện hành của Nhật Bản. Sự thành công của người Nhật được coi là một trong các yếu tố tạo nên sự phát triển thần kỳ của đất nước này trong hơn một thế kỉ qua. Tuy nhiên, như trên đã nói, pháp luật được ban hành phải phù hợp với trình độ phát triển của xã hội và điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế, việc nghiên cứu, tham khảo để vận dụng kinh nghiệm xây dựng pháp luật và pháp luật của nước ngoài vào Việt Nam phải đặc biệt chú ý tới sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, với truyền thống lập pháp và nền văn hoá của Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam trở thành thành viên WTO, điều này mở ra cho Việt Nam hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới đang đổi thay từng ngày, đồng thời mang đến cho chúng ta cả những thuận lợi và khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác tốt được những thuận lợi và vượt qua được những khó khăn, thách thức nhằm đạt

được các lợi ích tối đa cho đất nước, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng phải phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Công tác xây dựng và ban hành VBQPPL hiện nay cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Khẩn trương rà soát tổng thể, kỹ lưỡng khung khổ pháp luật hiện hành, kiên quyết loại bỏ các VBQPPL, các quy định không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các VBQPPL bảo đảm sự tương thích và hài hoà với các quy định, nguyên tắc của quốc tế. Trước hết, cần tập trung xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực quan trọng để thực thi các cam kết và đảm bảo nền kinh tế có thể vận hành đồng bộ theo cơ chế thị trường, ví dụ như: pháp luật về cạnh tranh, thương mại, về quyền sở hữu trí tuệ, về thương mại điện tử và một số văn bản pháp luật khác hiện đang không có sự tương thích ở các mức độ khác nhau với các cam kết và pháp luật quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường của hàng hoá nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa và tiêu dùng, bảo vệ môi trường phù hợp với cam kết và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

- Ưu tiên tập trung xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách đối với các lĩnh vực, hàng hoá và dịch vụ mà tính độc quyền còn cao, các thị trường tạo cơ sở cho hàng hoá dịch vụ phát triển như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ… Đặc biệt đối với thị trường đất đai và bất động sản cần có sự nghiên cứu để có những quy định pháp luật đầy đủ, phù hợp nhằm giúp nhà nước quản lý và khai thác tốt hơn nữa đối với thị trường quan trọng này.

3.2. GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w