Khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 72 - 76)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống kê trong

3.2.7. Khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật

ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật

Những năm gần đây trước yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và nhà nước ra rất cần quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, đặc biệt là những người làm công tác xây dựng pháp luật ở các cơ quan của Chính phủ, do vậy, đến nay đã hình thành được đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác này vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với việc xây dựng và ban hành VBQPPL cả về số lượng cũng như về chất lượng. Hàng năm số VBQPPL mà tổ chức Pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xử lý rất lớn nhưng do cán bộ làm công tác này còn thiếu và năng lực cũng còn rất hạn chế nên phần nhiều không bảo đảm chất lượng các văn bản thẩm tra, các văn bản soạn thảo. Theo thống kê gần đây của Bộ Tư Pháp, cơ cấu đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ còn khá bất hợp lý, ví dụ, người có chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật lại chưa được đào tạo về pháp luật, kinh nghiệm làm công tác xây dựng pháp luật còn ít nên hạn chế công tác nghiên cứu pháp luật, kỹ thuật xã hội pháp luật; những người có kiến thức về luật thì lại thiếu kiến thức chuyên ngành về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực Bộ, ngành mình được phân công nên khó khăn trong việc tiếp cận nội dung quản lý lĩnh vực chuyên môn. Cũng theo thống kê trên, đội ngũ cán bộ của các tổ chức Pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có hai bằng đại học chỉ chiếm 16%. Đội ngũ cán bộ này, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, chưa được đào tạo về kỹ soạn thảo, xây dựng VBQPPL… Chính những tồn tại này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm trong việc ban hành VBQPPL đã được Quốc hội chỉ ra là: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu, nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ở các cơ quan có thẩm quyền còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng”. Do vậy, để nâng cao chất lượng VBQPPL, cần thực hiện tốt một trong những giải pháp cơ bản sau để xây dựng đội ngũ cán bộ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao:

- Bảo đảm tất cả cán bộ làm công tác pháp chế của các Bộ, ngành đều có trình độ từ đại học Luật trở lên, đồng thời có kiến thức chuyên ngành về các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành mình.

- Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng soạn thảo, phân tích chính sách, xây dựng VBQPPL đối với cán bộ pháp chế, và cả cán bộ làm công tác nghiên cứu chuyên ngành ở các cơ quan của Chính phủ.

- Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn về pháp luật, đặc biệt là pháp luật chuyên ngành, pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ pháp chế thông qua các hợp đồng đào tạo thích hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước.

- Bảo đảm các điều kiện vật chất, phương tiện thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật ở các Bộ, ngành để họ có thể được cung cấp đủ thông tin cần thiết cho việc soạn thảo, thẩm định các VBQPPL đáp ứng yêu cầu quản lý và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, sớm xây dựng và hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu VBQPPL do các cơ quan ở trung ương, địa phương ban hành để mỗi cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật có thể tra cứu, tham khảo dễ dàng, thuận lợi phục vụ tốt công tác xây dựng pháp luật được giao.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học tập, tiếp thu có chọn kiến thức, và kinh nghiệm, kỹ năng soạn thảo pháp luật tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN

Công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống pháp luật đồng bộ, đủ cả về số lượng và có chất lượng cao, là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, lành mạnh để phát huy mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp được Hiến pháp và luật trao quyền trình các dự án Luật, Pháp lệnh ra Quốc hội, UBTVQH và tự mình ban hành các VBQPPL khác theo thẩm quyền đã đóng một vai trò quan trọng và tích cực trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật của nhà nước. Muốn nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật của nhà nước trước hết cần cao chất lượng xây dựng và ban hành VBQPPL của Chính phủ. Hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ trong thời gian qua đã góp phần to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, từng bước xác định và hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại như: chưa kịp thời thể chế hoá đầy đủ chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; chất lượng của các VBQPPL còn thấp; tính thống nhất, đồng bộ và khả thi không cao; cơ chế cho việc huy động trí tuệ của nhân dân và công tác này còn nhiều bất cập… Do vậy, với vị trí là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo và trình đa số các dự án Luật, Pháp lệnh cũng như trực tiếp ban hành nghị quyết, nghị định theo thẩm quyền thì hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam như nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ. Trong khuôn khổ đề tài: “Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, luận văn đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Làm hơn về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ nói chung, hiệu quả xây dựng pháp luật nói riêng; vị trí, vai trò của Chính phủ trong công tác xây dựng và ban hành VBQPPL.

- Phân tích hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật, cụ thể là hiệu quả trong việc dự kiến chương trình xây dựng pháp Luật, Pháp lệnh của Quốc hội; soạn thảo các dự án, dự thảo VBQPPL để trình Quốc hội, UBTVQH; và việc xây dựng và ban hành các VBQPPL thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

- Phân tích thực trạng và đánh giá những ưu, khuyết điểm của Chính phủ trong việc chuẩn bị các dự án, dự thảo trình Quốc hội, UBTVQH và việc xây dựng, ban hành các nghị quyết, nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ góp phần làm cho hệ thống pháp luật nước ta phù hợp với nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với việc phân tích các thành tựu của công tác xây dựng pháp luật, luận văn cũng chỉ ra các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại này.

- Trên cơ sở thực trạng trên, luận văn đã nêu ra và phân tích các yêu cầu, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn trong công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ. Đó là các giải pháp về nhân sự, về cách thức hoạt động và vai trò, trách nhiệm của các chủ thể gắn với các hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ, về phát huy trí tuệ của nhân dân đặc biệt là của các nhà khoa học, các nhà quản lý, về sử dụng các cơ sở nghiên cứu phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành VBQPPL.

Hiệu quả là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mọi vấn đề trong xã hội, một Chính phủ điều hành tốt, quản lý tốt cũng là một Chính phủ đòi hỏi phải có hiệu quả tốt trong xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w