Thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, của các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý vào quá trình xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 70 - 72)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống kê trong

3.2.6. Thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, của các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý vào quá trình xây dựng pháp luật

học, cán bộ quản lý vào quá trình xây dựng pháp luật

Xây dựng pháp luật là một hoạt động sáng tạo mang tính phối hợp cao do nhiều chủ thể với những vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau thực hiện nhằm tạo ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Để có một hệ thống pháp luật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của đất nước thì trong công tác xây dựng pháp luật đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn, phải thu hút được trí tuệ của nhân dân vào trong quá trình này. Đảm bảo việc lấy ý kiến của nhân dân đối với các dự án, dự thảo là yêu cầu của nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc “đưa cuộc sống vào pháp luật” trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Trong mấy năm gần đây, các cơ quan chủ trì soạn thảo đã quan tâm đến việc lấy ý kiến của nhân dân đặc biệt là các nhà khoa học, nhà quản lý và và đối tượng thi hành trong quá trình xây dựng VBQPPL. Tuy nhiên, hình thức lấy ý kiến phổ biến nhất hiện nay vẫn

chỉ là thông qua các cuộc họp, cuộc hội thảo mang tính chất giới thiệu chung về dự án, dự thảo văn bản chứ chưa thực sự thu hút được các ý kiến tham gia mang tính phản biện khoa học, phản biện xã hội có giá trị cao. Trên thực tế, việc lấy ý kiến của nhân dân chưa được quy định thành quy trình rõ ràng, bắt buộc như: cơ quan chịu trách nhiệm lấy ý kiến; cơ chế; cách thức của việc lấy ý kiến; lấy ý kiến ở giai đoạn nào của quy trình xây dựng VBQPPL; chính sách, chế độ đãi ngộ để thu hút được các ý kiến đóng góp có giá trị. Những bất cập này dẫn đến việc lấy ý kiến nhiều khi mang tính hình thức, không thống nhất, trùng lắp, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của nhà nước và nhân dân mà hiệu quả và chất lượng lại không cao. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc lấy ý kiến nhân dân cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Quy định việc lấy ý kiến nhân dân là một thủ tục bắt buộc của quy trình xây dựng VBQPPL, trong đó xác định rõ trường hợp nào thì dự án, dự thảo VBQPPL cần phải được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, trường hợp nào thì chỉ cần lấy ý kiến trong một nhóm đối tượng, thành phần xã hội nhất định hoặc của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn…

- Xác định thời điểm lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo; trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân trong đó cần nêu rõ ý kiến tiếp thu, ý kiến không tiếp thu, lý do của việc không tiếp thu. Tất cả các ý kiến đóng góp về dự án, dự thảo VBQPPL phải được tổng hợp đầy đủ và sắp xếp khoa học để đưa vào trong hồ sơ mỗi lần trình Chính phủ, Quốc hội, UBTVQH.

- Tăng cường đầu tư và phát triển việc nghiên cứu về khoa học pháp lý, khoa học chuyên ngành ở các trung tâm nghiên cứu, hành vi, trường đại học nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng pháp luật.

- Quy định cụ thể về cơ chế chính sách, nguồn kinh phí nhằm khuyến khích sự tham gia của các nhà khoa học đồng thời cũng làm cho các chủ thể của quy trình xây dựng pháp luật chủ động được trong việc mời họ tham gia hoạt động này.

- Thực hiện các hình thức lấy ý kiến phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng như báo viết, báo điện tử, tổ chức hội thảo, toạ đàm, gửi phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến… đối với các dự thảo VBQPPL. Riêng việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, có thể nghiên cứu áp dụng hình thức trưng cầu ý dân.

- Hình thức các tổ chức chuyên nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội về nhu cầu pháp luật, về tính phù hợp thực tiễn, khả thi và hiệu quả của VBQPPL nếu được ban hành.

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w