Đổi mới phương thức xem xét, thảo luận các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại các phiên họp Chính phủ

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 65 - 66)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống kê trong

3.2.1. Đổi mới phương thức xem xét, thảo luận các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại các phiên họp Chính phủ

phạm pháp luật tại các phiên họp Chính phủ

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định, Chính phủ luôn đứng trước một khối lượng công việc thường xuyên rất lớn, trong đó có công tác xây dựng và ban hành VBQPPL. Theo Quy chế hoạt động của Chính phủ thì mỗi tháng Chính phủ họp thường kỳ một phiên, trung bình mỗi phiên khoảng từ hai đến ba ngày, thậm chí là một ngày, và trong phiên họp đó Chính phủ có thể phải xem xét hàng chục vấn đề khác nhau. Do vậy, thời gian để Chính phủ dành cho việc giải quyết những công

việc thuộc thẩm quyền của mình là rất hạn chế, nên thường là thời lượng để Chính phủ dành cho việc xem xét, thảo luận một dự án, dự thảo VBQPPL là không nhiều, có khi chỉ nửa tiếng đồng hồ, tính cả thời gian Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo dọc Tờ trình Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đọc báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Văn phòng là Chính phủ đã có thể xem xét, thông qua một dự án, dự thảo. Với một khoảng thời gian và cách thức như vậy thì khó có thể thảo luận toàn diện nội dung các dự án, dự thảo VBQPPL. Để khắc phục bất cập này, trước mắt cần xem xét khả năng áp dụng một số giải pháp sau:

- Các dự án, dự thảo VBQPPL trước khi trình ra Chính phủ đều phải được chuẩn bị kỹ theo một quy trình chặt chẽ, những vấn đề chưa thống nhất hoặc còn ý kiến khác nhau phải được các bộ, cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ phối hợp, giải quyết với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ trước khi đưa ra Chính phủ xem xét, kiên quyết không đưa vào chương trình phiên họp Chính phủ các dự án, dự thảo không đáp ứng đủ điều kiện về mặt thủ tục, trình tự và đặc biệt là không đảm bảo chất lượng.

- Quy định cơ chế để các chuyên gia pháp luật, cán bộ khoa học có uy tín có thể trình bày, cung cấp thêm thông tin, căn cứ khoa học và căn cứ pháp lý nhằm làm sáng tỏ thêm các vấn đề quan trọng hoặc vấn đề đang còn ý kiến khác nhau ngay tại phiên họp Chính phủ để các thành viên Chính phủ nghe thêm trước khi xem xét, thảo luận và quyết định về các dự án, dự thảo VBQPPL.

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w