Nghiên cứu tình hình xây dựng, ban hành pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy, Chính phủ luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình này ở mỗi quốc gia. Do vậy, việc tham khảo, tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Chính phủ Việt Nam trong công tác này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ động hội nhập quốc tế.
- Ở Trung Quốc, quyền lập hiến và lập pháp ở nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được giao cho Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc - Quốc hội với số đại biểu nhân dân toàn quốc - Quốc hội với số đại biểu không quá 3000 người, cơ quan quyền lực nhà * Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01-01-2009 thì nghị quyết của Chính phủ không phải là VBQPPL.
nước tối cao này của Trung Quốc mỗi năm chỉ họp một lần, do vậy, theo Hiến pháp Trung Quốc, cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước cao nhất trong thời gian Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc không họp là UBTVQH (Uỷ ban này có khoảng 170 thành viên); Uỷ ban họp 2 tháng một lần. Trên thực tế, UBTVQH là cơ quan có quyền lập pháp của Trung Quốc.
Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước theo pháp luật, Trung Quốc đã luôn chú trọng đến việc tăng cường công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ. Từ năm 1978 đến nay, Quốc Vụ viện - Chính phủ Trung Quốc đã đệ trình hàng trăm dự án luật lên UBTVQH xem xét… Như vậy, có thể thấy, phần lớn các luật do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và UBTVQH ban hành là do Quốc Vụ viện soạn thảo và trình.
Khác với Việt Nam, Cơ quan giúp cho Chính phủ Trung Quốc trong công tác lập pháp và xây dựng pháp luật nói chung và Văn phòng Pháp chế Quốc Vụ viện (ở Việt Nam là Bộ Tư pháp). Cơ quan này có biên chế khoảng 160 người được xác định chức năng là, giúp Thủ tướng giải quyết công tác pháp chế với các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thống nhất quy hoạch công tác xây dựng pháp luật của Quốc Vụ viện, dự kiến chương trình công tác này hằng năm của Quốc Vụ viện;
Thẩm tra sửa đổi dự thảo luật, dự thảo pháp quy hành chính do các Bộ, ngành, cơ quan trình lên Quốc Vụ viện; thẩm tra các điều ước quốc tế Trung Quốc ký kết hoặc tham gia trình Quốc Vụ viện xem xét;
Soạn thảo hoặc tổ chức soạn thảo một số dự án luật, dự thảo pháp quy hành chính quan trọng;
Nghiên cứu những vấn đề có tính chất phổ biến trong thực hiện luật, pháp quy hành chính và chấp pháp hành chính liên quan đến chuẩn mực chung của hành động Chính phủ, như tố tụng hành chính, bồi thường hành chính, xử phạt hành chính, cho phép hành chính, thu phí hành chính, chấp hành hành chính, đề xuất với Quốc Vụ viện về chế độ hoàn thiện và giải quyết vấn đề soạn thảo pháp quy hành chính, văn kiện và ý kiến trả lời đồng bộ có liên quan.
Điều hoà mâu thuẫn và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật giữa các bộ, ngành, cơ quan.