Thực hiện sáng kiến pháp luật

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 34 - 36)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống kê trong

2.1.1. Thực hiện sáng kiến pháp luật

Nhằm tăng cường khả năng phát hiện nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, kịp thời bù đắp sự thiếu hụt trong hệ thống pháp luật, đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có tới 15 cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ thể có quyền sáng kiến pháp luật. Những năm qua số lượng sáng kiến pháp luật do các chủ thể còn lại đưa ra là rất ít, thậm chí có nhiều chủ thể chưa từng đưa ra một đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh nào. Qua theo dõi và nghiên cứu nhiều khoá Quốc hội Việt Nam cho thấy Chính phủ là chủ thể đề nghị của hơn 90% các dự án Luật, Pháp lệnh trong CTXDL, PL của Quốc hội toàn khoá cũng như hàng * Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì nghị quyết của Chính phủ không phải là VBQPPL.

năm. Điều này đã chứng minh vai trò quan trọng của Chính phủ đối với CTXDL, PL của Quốc hội. Có thể thấy vai trò của Chính phủ thể hiện rõ hơn qua số lượng các dự án Luật, Pháp lệnh do Chính phủ đề nghị được đưa vào CTXDL, PL của Quốc hội trong một số nhiệm kỳ Quốc hội gần đây như sau:

- Quốc hội khoá IX (nhiệm kỳ 1992-1997): Chính phủ đã trình UBTVQH về dự kiến CTXDL, PL từ năm 1994 đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX gồm 108 dự án Luật, Pháp lệnh, trong đó có 53 dự án luật, 55 dự án pháp lệnh;

- Quốc hội khoá X (nhiệm kỳ 1997-2002): Chính phủ đã trình Quốc hội dự kiến CTXDL, PL toàn khoá gồm 127 Luật, Pháp lệnh, trong đó có 75 luật, 52 pháp lệnh. Đây là khoá Quốc hội đầu tiên xây dựng được CTXDL, PL toàn khoá Quốc hội, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp ở nước ta trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam của thời kỳ đổi mới.

- Quốc hội khoá XI (nhiệm kỳ 2002-2007): Chính phủ đã trình Quốc hội 135 dự án Luật, Pháp lệnh, nghị quyết trong tổng số 170 dự án Luật, Pháp lệnh, nghị quyết trong CTXDL, PL toàn khoá của Quốc hội.

- Quốc hội khoá XII (nhiệm kỳ 2007-2011): Chính phủ sẽ trình Quốc hội khoảng 120 dự án Luật, Pháp lệnh trong tổng số 138 dự án Luật, Pháp lệnh trong CTXDL, PL toàn khoá của Quốc hội.

Với thống kê trên đã cho thấy chỉ trong 4 khoá Quốc hội gần đây, Chính phủ đã đề xuất và đưa vào dự kiến CTXDL, PL, nghị quyết toàn khoá và hàng năm của Quốc hội lên tới trên 470 dự án, và đã được Quốc hội chấp thuận. Đây là một số lượng dự án đáng kể, thể hiện rõ năng lực, hiệu quả và sự cố gắng lớn trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và thực hiện sáng kiến pháp luật nói riêng của Chính phủ.

Bên cạnh đó, thông qua các CTXDL, PL của Quốc hội cũng cho thấy các dự án Luật, Pháp lệnh do Chính phủ đề xuất bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại; tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính, hình sự, dân sự, tư pháp. Dự kiến xây dựng Luật, Pháp lệnh được đặt ra để đáp ứng yêu cầu quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội bằng pháp luật luôn là một trong những quan điểm được quán triệt để xây dựng dự kiến CTXDL, PL của Chính phủ. Do vậy, đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý mọi mặt của

đời sống đất nước, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta trong những giai đoạn qua.

Một phần của tài liệu Hiệu quả xây dựng pháp luật của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w