Về phương pháp kế toán thuế GTGT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số bất cập về kế toán thuế GTGT (Trang 90)

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành

b. Nhân tố bên ngoà

3.3.2. Về phương pháp kế toán thuế GTGT

3.3.2.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào.

Về ghi nhận của kế toán trong trường hợp hàng mua trả lại:

Đối với hàng hóa mua về nhưng không đúng quy cách, phẩm chất, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa. Đơn vị mua hàng hóa lập hóa đơn trả lại hàng, trên hóa đơn phải ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách chất lượng và số lượng hàng hóa trả lại.

Trường hợp tại ví dụ 3: Công ty cổ phần môi trường quốc tế Rainbow trả lại hàng mua cho công ty TNHH Thiết bị Tùng Lâm một số thiết bị máy móc. Kế toán xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán và hạch toán giảm công nợ, giảm số thuế đầu vào được khấu trừ của hàng trả lại đồng thời ghi giảm hàng hóa trong kho.

Trường hợp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng:

Tháng 3/2012, Công ty CP Metech mua một lô hàng của công ty CP hóa chất nhựa GK để phục vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (giá chưa thuế là 300 triệu, thuế GTGT theo thuế suất 10% là 30 triệu), theo thoả

thuận trong hợp đồng đến tháng 7/2012 Công ty CP Metech mới thanh toán tiền hàng cho công ty CP hóa chất nhựa GK.

Trong trường hợp này Công ty CP Metech được kê khai thuế GTGT đầu vào vào kỳ kê khai của tháng 3/2012 là 30 triệu đồng. Đến thời hạn thanh toán là tháng 7/2012 Công ty CP Metech phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng thì mới được khấu trừ số thuế GTGT này. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh toán là tháng 7/2012, Công ty CP Metech chỉ cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng với số tiền ghi trên chứng từ là 275 triệu đồng (tương ứng giá chưa có thuế là 250 triệu, thuế GTGT theo thuế suất 10% là 25 triệu). Lúc này kế toán chỉ được khấu trừ thuế GTGT 25 triệu đồng (tương ứng với số tiền được thanh toán qua ngân hàng là 275 triệu đồng) và Công ty phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT (5 triệu đồng = 30 triệu – 25 triệu) đã kê khai khấu trừ vào kỳ kê khai tháng 3/2012.

- Trường hợp vật tư hàng hóa bị tổn thất do bị mất xác định do trách nhiệm của tổ chức cá nhân thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa này sẽ không được khấu trừ.

Tại ví dụ 12: Ngày 18/04/2012 công ty Cổ phần Metech phát hiện bị mất một

số thiết bị y tế không rõ nguyên nhân. Công ty quy trách nhiệm cho bộ phận kho trông giữ số hàng hóa này. Số thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này sẽ không được khấu trừ và kế toán phải chuyển vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

3.3.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp

- Trong quá trình lập hóa đơn đầu ra cho khách hàng, Tại Công ty TNHH Thép Kim Sơn, kế toán gặp phải khó khăn trong việc lập hóa đơn GTGT trong trường hợp giảm giá hàng bán trên doanh số. Quy định yêu cầu trên hóa đơn của lần mua hàng cuối cùng phải ghi rõ số, ký hiệu, ngày của các hóa đơn đã bán hàng trước đó. Điều này khó thực hiện bởi vì đa số các trường hợp giảm giá trên doanh số thì số lượng các hóa đơn đã xuất bán trước đó rất nhiều, kế toán không thể ghi hết được lên hóa đơn bán hàng lần sau cùng như quy định. Hoặc nếu số tiền giảm giá lớn hơn giá trị hàng bán của hóa đơn lần sau cùng thì đơn vị chỉ được ghi số tiền giảm bằng với giá bán của hàng bán lần này, số tiền giảm còn lại sẽ được tính vào

hóa đơn mua của lần sau tiếp…trong khi doanh nghiệp không chắc là khách hàng có tiếp tục mua hàng lần sau tiếp nữa hay không?

Vì vậy, trong trường hợp phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, nếu khoản giảm giá này phát sinh sau khi đã lập hóa đơn thì kế toán nên lập một hóa đơn GTGT điều chỉnh để ghi nhận các khoản giảm giá hàng bán kèm theo biên bản ghi nhận rõ nguyên nhân và các thông tin khác có liên quan đến lô hàng giảm giá. Trên hóa đơn này cũng sẽ ghi rõ số hiệu, ngày của các hóa đơn được điều chỉnh nhưng riêng đối với trường hợp giảm giá trên doanh số thì thông tin này sẽ được lập riêng trên một bảng kê.

Ngày 14/11/2012, công ty TNHH Thép Kim Sơn nhận được thông báo từ khách hàng là công ty TNHH Quốc Vinh về lô hàng đã xuất bán ngày 22/11/2012 ( Phụ lục 09) bị kém phẩm chất. Công ty TNHH Thép Kim Sơn đã đồng ý giảm 10% giá trị lô hàng.

Kế toán nên viết hóa đơn GTGT điều chỉnh để ghi nhận khoản giảm giá như sau (Hình vẽ minh họa):

Hóa đơn GTGT

Ngày 14/11/2012

Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thép Kim Sơn

Đơn vị mua hàng: Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Thái Dương

Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT SL ĐG Thành tiền

Lõi thép gia cường

( Giảm giá 10% theo hóa đơn số 0065712 ngày 30/10/2010)

M 320 35.0000 11.200.000

Cộng tiền: - Giá chưa thuế: 11.200.000

- Thuế GTGT: 1.120.000 - Giá có thuế: 12.320.000

Trong trường hợp giảm giá trên doanh số, số hiệu hóa đơn, ngày của các hóa đơn được điều chỉnh sẽ được lập riêng trên một bảng kê riêng, kèm theo biên bản ghi nhận rõ nguyên nhân và các thông tin khác có liên quan đến lô hàng giảm giá.

- Về phương pháp ghi nhận của kế toán đối với các khoản giảm giá hàng bán: Trong trường hợp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng bán, kế toán gặp nhiều thắc mắc khi ghi nhận và xác định doanh thu thuần của từng loại hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế GTGT đầu ra nhằm phục vụ việc xác định kết quả lãi (lỗ) theo từng loại hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể là đối với khoản giảm giá được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng lần kế tiếp, kế toán không ghi nhận khoản giảm giá này bởi vì khoản giảm giá này được điều chỉnh giảm vào doanh thu của lần bán hàng kế tiếp. Về mặt kế toán chi tiết, điều này sẽ không đảm bảo cho việc đơn vị xác định chính xác doanh thu thuần của từng mặt hàng đã tiêu thụ( trong trường hợp loại hàng dịch vụ bán lần tiếp theo khác với loại hàng, dịch vụ được giảm giá từ các lần bán hàng trước đó) và cũng không đảm bảo việc kế toán tuân thủ nguyên tắc tương xứng giữa doanh thu và chi phí của kế toán( trong trường hợp đơn vị vẫn ghi nhận giá vốn hàng bán nhưng lại không ghi nhận doanh thu cho lần bán hàng tiếp theo).Có thể thấy rằng đối với các nghiệp vụ như giảm giá hàng bán, phương pháp ghi nhận của kế toán hiện nay chịu sự tác động rất lớn của quy định của cơ quan thuế. Tuy nhiên để

đảm bảo thông tin kế toán là một căn cứ quan trọng để người sử dụng, nhất là bộ phận quản lý doanh nghiệp, có thể dựa vào đó đề ra các quyết định, kế toán tại công ty cần phải ghi nhận chính xác doanh thu, thuế GTGT và các khoản giảm trừ doanh thu cho từng loại hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, không được lấy các khoản giảm trừ doanh thu của loại hàng, dịch vụ này cấn trừ với doanh thu của hàng, dịch vụ khác.

Ví dụ 24: “Ngày 31/2/2012, công ty Cổ phần Metech đã xuất bán cho khách

hàng là công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thiên Việt một số thiết bị y tế. Đồng thời Công ty Cổ phần Metech cũng xác định khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng Thiên Việt được hưởng dựa trên doanh số mua hàng cả năm 2011 là 30.000.000đ (Đối với phần chênh lệch lớn hơn của khoản giảm giá, công ty nên lập phiếu chi cho khách hàng hưởng bằng tiền mặt.)

Trong trường hợp này kế toán nên căn cứ vào số liệu trên hóa đơn GTGT lần cuối, kế toán nên ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra phải nộp của mặt hàng tiêu thụ lần cuối, đồng thời ghi nhận khoản giảm giá và thuế GTGT của những mặt hàng đã tiêu thụ trước đó.

Kế toán nên ghi nhận như sau:

- Trước tiên kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra phải nộp: Nợ TK 131: 29.700.000

Có TK 5111: 27.000.000 Có TK 3331: 2.700.000

- Ghi nhận khoản giảm giá hàng bán trên doanh số và thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 521: 27.300.000

Nợ TK 3331: 2.700.000 Có TK 131: 30.000.000

- Xuất quỹ tiền mặt cho khách hàng hưởng khoản giảm giá hàng bán còn lại: Nợ TK 131: 300.000

Có TK 111: 300.000

3.3.2.3. Kế toán thuế GTGT giảm, trừ

Nếu doanh nghiệp đã tính và hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp vào ngân sách thì trừ ngay vào số thuế phải nộp, ghi: Nợ 3331 (chi tiết theo lọai thuế phải nộp); Có 711 (tăng thu nhập khác)... Nếu doanh nghiệp đã nộp thuế vào ngân sách thì chờ đền khi nhận được tiền, ghi: Nợ 111, 112; Có 711(tăng thu nhập không chịu thuế thu nhập).

Như vậy việc được miễn giảm thuế là một thu nhập thuộc thu nhập khác của doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, thu nhập được hưởng ở kỳ nào phải tính vào kết quả kinh doanh trong kỳ đó, không phân biệt đã nhận được tiền hay mới ghi nhận khoản phải thu.

Vì vậy, khi doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế, dù trừ vào thuế phải nộp, nhận tiền ngay, hoặc chưa nhận tiền, kế toán phải ghi nhận ngay thu nhập trong kỳ (ghi Có 711).

Tùy từng trường hợp, nếu chưa nộp thuế thì trừ vào thuế phải nộp, nếu đã nộp thuế thì coi đây là khoản thuế phải thu lại của doanh nghiệp. Nhưng theo hướng dẫn của chế độ kế toán, trong trường hợp doanh nghiệp chờ đến kỳ nhận được tiền, hoặc chờ đến kỳ phải nộp thuế tiếp theo để trừ vào số thuế phải nộp mới ghi nhận thu nhập. Trường hợp này là trái với chuẩn mực kế toán về ghi nhận thu nhập.

Để giải quyết bất cập này cần căn cứ vào thực tế của doanh nghiệp đã nộp thuế chưa hay mới chỉ tính thuế phải nộp.

Trường hợp nếu đối tượng nộp thuế mới hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp thì trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi tăng thu nhập, ghi: Nợ 333(3331, 3334,...) (giảm thuế phải nộp) Có 711 (tăng thu nhập khác).

- Nếu đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi tăng thu nhập và ghi tăng phải thu khác: Nợ 1388 (chi tiết theo lọai thuế được miễn giảm phải thu) Có 711 (tăng thu nhập khác).

- Khi doanh nghiệp nhận được tiền, ghi: Nợ 111, 112 Có 1388.

- Trường hợp doanh nghiệp không thóai thu mà để số thuế được miễn giảm đã nộp này trừ vào số thuế phải nộp của kỳ phải nộp thuế tiếp theo thì sau khi tính ra số thuế phải nộp ở kỳ đó, ghi: Nợ 333(3331, 3334,...) (giảm thuế phải nộp) Có 1388.

Đối với Bảng kê hoá đơn HHDV mua vào:

Kế toán cần lập Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào trong kỳ tính thuế để làm căn cứ lập Tờ khai thuế GTGT. Bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào được lập theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT- BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính.

Căn cứ để lập bảng kê là các hoá đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế bao gồm cả hoá đơn GTGT đặc thù như tem vé, hoá đơn nhận lại hàng do người mua trả lại hàng.

Kế toán cần phân loại hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào được tập hợp vào bảng kê theo từng nhóm: HHDV dùng riêng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT, không chịu thuế GTGT, dùng chung cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT, HHDV dùng cho dự án đầu tư. Khi kê khai hết các hoá đơn, chứng từ của từng nhóm đều phải cộng giá trị của các cột (8) và cột (10).

Tại dòng chỉ tiêu 1 “HHDV dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế”:

- Đối với hoá đơn mua tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách, du lịch, khách sạn) thì chỉ kê vào chỉ tiêu này đối với số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá 1,6 tỷ đồng ( chưa có thuế GTGT). Phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng và số thuế GTGT đầu vào vượt tương ứng kế toán cần kê ở dòng chỉ tiêu (2 ): “Hàng hoá dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ”

Ở ví dụ 22: Ngày 10/4/2012 Công ty TNHH Thép Kim Sơn có mua 01 xe ô tô

4 chỗ hiệu BMW sử dụng vào mục đích đưa đón lãnh đạo của Công ty với giá ( chưa thuế GTGT) là 1,8 tỷ đồng - Thuế GTGT ( 10%): 180 triệu đồng.( đã có chứng từ thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng). Kế toán cần tiến hành kê khai vào chỉ tiêu này giá trị tương ứng như sau:

Giá trị hàng hoá: 1,6 tỷ - Thuế GTGT : 160 triệu .

Công ty cần kê khai vào dòng chỉ tiêu (2) “Hàng hoá dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ”:

- Cột (1), ghi thứ tự hoá đơn

- Các cột (2, 3, 4, 5,6, 7) ghi theo nội dung tương ứng trên từng hoá đơn chứng từ, biên lai nộp thuế.

- Cột (8) doanh số mua chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số mua chưa có thuế GTGT.

Tại dòng chỉ tiêu 2 “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ”:

- Kế toán cần kê khai toàn bộ hoá đơn GTGT, chứng từ, biên lai nộp thuế của HHDV không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.

Cụ thể như sau:

+ Đối với các hoá đơn, chứng từ, biên lại nộp thuế phát sinh quá 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ, kế toán cần kê khai vào dòng chỉ tiêu 2 “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ” để xác định đúng số thuế GTGT được khấu trừ, tránh tình trạng kê khai sai để giảm số thuế phải nộp.

Trường hợp kế toán bỏ xót hóa đơn GTGT đã quá thời hạn 6 tháng nhưng kế toán vẫn kê khai vào dòng chỉ tiêu số 3: “Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ.” Điều này là sai với quy định của Luật Thuế GTGT.

Theo quy định của luật thuế GTGT, những hóa đơn chứng từ được kê khai vào dòng chỉ tiêu số 3 là:

Hoá đơn, chứng từ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định

số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp bỏ sót chưa kê khai thì thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.

+ Đối với các hoá đơn GTGT mua hàng hoá có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán cũng cần kê khai vào dòng chỉ tiêu 2 “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ” theo đúng quy định của Luật thuế.

Kê khai thuế GTGT trong một số trường hợp đặc biệt:

- Đối với hóa đơn xuất trả lại hàng: kế toán công ty CP môi trường quốc tế Rainbow cần kê khai vào bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra.

- Đối với hóa đơn hàng bán bị trả lại: Kế toán công ty TNHH Thép Kim Sơn cần kê khai vào bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số bất cập về kế toán thuế GTGT (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w