- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành
b. Nhân tố bên ngoà
3.1.2. Về mặt thực tế tại các doanh nghiệp khảo sát.
3.1.2.1. Kế toán thuế GTGT
Kế toán thuế GTGT đầu vào
Về nghiệp vụ hàng mua trả lại:
Đối với hàng hóa mua về nhưng không đúng quy cách, phẩm chất, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa. Đơn vị mua hàng hóa lập hóa đơn trả lại hàng, nhưng trên hóa đơn không ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách chất lượng, mà ghi như nghiệp vụ bán hàng bình thường. Điều này hoàn toàn sai với quy định của Chế độ kế toán về hóa đơn, chứng từ trong nghiệp vụ hàng mua trả lại.
Trường hợp tại ví dụ 7: Công ty cổ phần môi trường quốc tế Rainbow trả lại hàng mua cho công ty TNHH Thiết bị Tùng Lâm một số thiết bị máy móc. Kế toán đã phản ánh nghiệp vụ này như một nghiệp vụ xuất hàng bán, điều này đã phản ánh sai bản chất của nghiệp vụ hàng mua bị trả lại, đồng thời việc kê khai và nộp thuế GTGT của số hàng mua bị trả lại cũng bị phản ánh sai.
- Đối với trường hợp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng đã mua trước đó, kế toán không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những hàng hóa đó. Trường hợp đã kê khai khấu trừ số thuế trước đó rồi thì kế toán phải điều chỉnh số thuế GTGT đã khấu trừ trước đó. Trường
hợp Công ty CP Metech không điều chỉnh giảm đúng số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ trước đó là sai quy định.
- Trường hợp vật tư hàng hóa bị tổn thất do bị mất xác định do trách nhiệm của tổ chức cá nhân thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa này sẽ không được khấu trừ. Kế toán không điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ trước đó là sai quy định.
Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Kế toán thuế GTGT đầu ra tại các doanh nghiệp khảo sát sử dụng các hóa đơn chứng từ theo đúng mẫu mà Bộ Tài Chính ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh một cách đầy đủ vào các hóa đơn chứng từ. Chứng từ được sắp xếp theo đúng trình tự thời gian, được theo dõi và kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện một cách dễ dàng và tránh được các sai sót trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên trong quá trình lập hóa đơn đầu ra cho khách hàng, Tại Công ty TNHH Thép Kim Sơn, kế toán gặp phải khó khăn trong việc lập hóa đơn GTGT trong trường hợp giảm giá hàng bán trên doanh số. Quy định yêu cầu trên hóa đơn của lần mua hàng cuối cùng phải ghi rõ số, ký hiệu, ngày của các hóa đơn đã bán hàng trước đó. Điều này khó thực hiện bởi vì đa số các trường hợp giảm giá trên doanh số thì số lượng các hóa đơn đã xuất bán trước đó rất nhiều, kế toán không thể ghi hết được lên hóa đơn bán hàng lần sau cùng như quy định.
Về ghi nhận của kế toán trong nghiệp vụ hàng bán bị trả lại:
Công ty TNHH Thép Kim Sơn có một số hàng đã bán bị trả lại, kế toán đã phản ánh số hàng đó như hàng mua về. Điều này trái với quy định kế toán về nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của số hàng bán bị trả lại lại được khấu trừ thuế thêm lần nữa.
Về ghi nhận của kế toán đối với các khoản giảm giá hàng bán:
Trong trường hợp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng bán, kế toán gặp nhiều thắc mắc khi ghi nhận và xác định doanh thu thuần của từng loại hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế GTGT đầu ra nhằm phục vụ việc xác định
kết quả lãi (lỗ) theo từng loại hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể là đối với khoản giảm giá được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng lần kế tiếp, kế toán không ghi nhận khoản giảm giá này bởi vì khoản giảm giá này được điều chỉnh giảm vào doanh thu của lần bán hàng kế tiếp. Về mặt kế toán chi tiết, điều này sẽ không đảm bảo cho việc đơn vị xác định chính xác doanh thu thuần của từng mặt hàng đã tiêu thụ( trong trường hợp loại hàng dịch vụ bán lần tiếp theo khác với loại hàng, dịch vụ được giảm giá từ các lần bán hàng trước đó) và cũng không đảm bảo việc kế toán tuân thủ nguyên tắc tương xứng giữa doanh thu và chi phí của kế toán( trong trường hợp đơn vị vẫn ghi nhận giá vốn hàng bán nhưng lại không ghi nhận doanh thu cho lần bán hàng tiếp theo).
Kế toán thuế GTGT giảm trừ:
Kế toán tại Công ty CP Metech gặp phải khó khăn khi xử lý số thuế được miễn giảm sao cho đúng quy định của với chuẩn mực kế toán về ghi nhận thu nhập. Cụ thể như sau:
Khi xử lý số thuế được miễn giảm, kế toán có 2 cách xử lý:
Nếu doanh nghiệp đã tính và hạch toán thuế phải nộp nhưng chưa nộp vào ngân sách thì trừ ngay vào số thuế phải nộp, ghi: Nợ 3331 (chi tiết theo lọai thuế phải nộp); Có 711 (tăng thu nhập khác)... Nếu doanh nghiệp đã nộp thuế vào ngân sách thì chờ đền khi nhận được tiền, ghi: Nợ 111, 112; Có 711(tăng thu nhập không chịu thuế thu nhập).
Như vậy việc được miễn giảm thuế là một thu nhập thuộc thu nhập khác của doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, thu nhập được hưởng ở kỳ nào phải tính vào kết quả kinh doanh trong kỳ đó, không phân biệt đã nhận được tiền hay mới ghi nhận khoản phải thu.
Vì vậy, khi doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế, dù trừ vào thuế phải nộp, nhận tiền ngay, hoặc chưa nhận tiền, kế toán phải ghi nhận ngay thu nhập trong kỳ (ghi Có 711).
Tùy từng trường hợp, nếu chưa nộp thuế thì trừ vào thuế phải nộp, nếu đã nộp thuế thì coi đây là khoản thuế phải thu lại của doanh nghiệp. Nhưng theo hướng dẫn của chế độ kế toán, trong trường hợp doanh nghiệp chờ đến kỳ nhận được tiền, hoặc chờ đến kỳ phải nộp thuế tiếp theo để trừ vào số thuế phải nộp mới ghi nhận thu nhập. Trường hợp này là trái với chuẩn mực kế toán về ghi nhận thu nhập.
Kế toán kê khai, quyết toán thuế GTGT
Các công ty đã sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế GTGT và các phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ tài chính quy định, không thay đổi khuôn dạng, thêm bớt hoặc thay đổi bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế.
Phần lớn các công ty nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn quy định của cơ quan thuế. Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục. Qua việc nghiên cứu thực trạng kế toán thuế GTGT ở các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, tôi phát hiện ra còn một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kê khai thuế GTGT. Cụ thể:
- Kế toán xác định sai số thuế được khấu trừ dẫn đến kê khai sai hóa đơn vào các dòng chỉ tiêu trong bảng kê hóa đơn HHDV mua vào.
Tại ví dụ 22: Ngày 10/4/2012 Công ty TNHH Thép Kim Sơn có mua 01 xe ô
tô 4 chỗ hiệu BMW sử dụng vào mục đích đưa đón lãnh đạo của Công ty với giá ( chưa thuế GTGT) là 1,8 tỷ đồng - Thuế GTGT ( 10%): 180 triệu đồng.( đã có chứng từ thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng).
Theo quy định thì đối với hoá đơn mua tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách, du lịch, khách sạn) thì chỉ kê vào chỉ tiêu này đối với số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá 1,6 tỷ đồng ( chưa có thuế GTGT). Phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồngvà số thuế GTGT đầu vào vượt tương ứng được kê ở dòng chỉ tiêu (2 ): “Hàng hoá dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ”
Do vậy công ty đã kê khai vào dòng chỉ tiêu số 3: “HHDV dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế” toàn bộ giá trị là 1,8 tỷ đồng là sai.
- Kế toán bỏ xót hóa đơn GTGT đã quá thời hạn 6 tháng nhưng kế toán vẫn kê khai vào dòng chỉ tiêu số 3: “Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ.” Điều này là sai với quy định của Luật Thuế GTGT.
Theo quy định của luật thuế GTGT, những hóa đơn chứng từ được kê khai vào dòng chỉ tiêu số 3 là:
Hoá đơn, chứng từ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp bỏ sót chưa kê khai thì thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.
Ví dụ 23: Tại tờ khai thuế GTGT tháng 8/ 2012 của Công ty CP môi trường
quốc tế Rainbow, ở dòng chỉ tiêu số 3 của Bảng kê HHDV mua vào, có một dòng kê khai hóa đơn mua hàng từ tháng 1/2012 trong khi theo quy định thì hóa đơn này phải được kê khai vào dòng chỉ tiêu thứ 2 : “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ”. - Đối với các hoá đơn GTGT mua hàng hoá có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng thanh
toán bằng tiền mặt. Kế toán vẫn kê khai vào dòng chỉ tiêu số 3 “Hàng hóa, dịch vụ
dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ.” là sai. Các hóa đơn của những hàng hóa này thuộc diện không được khấu trừ thuế GTGT.
Trường hợp bán hàng bị khách trả lại: Kế toán kê khai vào dòng chỉ tiêu 1
của bảng kê khai mẫu số 01-02/GTGT cột doanh số mua chưa thuế và cột thuế GTGT. Đây là một nghiệp vụ hàng bán bị trả lại do vậy không thể kê khai hóa đơn của hàng bán bị trả lại như một hóa đơn đầu vào được. Vì khi khách hàng trả lại thì doanh thu hàng bán bị giảm đi đồng thời thuế GTGT phải nộp cho nhà nước cũng giảm. Đây không thể coi là một nghiệp vụ nhập hàng được.
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý.
Hiện tại, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nên tổ chức bộ máy quản lý hiện nay là tương đối linh hoạt và gọn nhẹ, điều này giúp cho bộ máy công ty được hoạt động tốt cũng như công việc quản lý, giám sát được chặt chẽ hơn. Công tác quản lý khoa học. minh bạch, cán bộ công nhân viên đoàn kết, gắn bó cùng chung
sức vì mục tiêu của công ty. Ban lãnh đạo công ty thường xuyên tổ chức những buổi họp phổ biến chính sách phát triển của công ty trong từng thời kỳ, nhằm giúp các nhân viên có định hướng rõ ràng và cố gắng thực hiện tốt yêu cầu công việc. 3.1.2.3. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp khảo sát
Phòng kế toán với đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, tận tình với công việc , có trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao giúp cho công tác kế toán được thực hiện tốt, đảm bảo đúng pháp luật và quy định của nhà nước. Đồng thời đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí để đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Bằng cách tổ chức một bộ máy kế toán khoa học, hợp lý, phù hợp với mục tiêu kinh doanh, công việc được phân công cụ thể nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất. Mọi người phối hợp với nhau một cách liên hoàn và chặt chẽ.
Do công ty có quy mô vừa và nhỏ nên bộ máy tổ chức công tác kế toán khá đơn giản. Số nhân viên kế toán tuy đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng vẫn thiếu khả năng nắm bắt thông tin và khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng. Kế toán công ty ngoài việc hiểu và áp dụng đúng theo Chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam cần hiểu rõ và tham khảo thêm các chuẩn mực kế toán quốc tế để thực hiện tốt yêu cầu công việc ngày càng cao.