- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành
b. Nhân tố bên ngoà
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm giải quyết và hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
Qua thời gian nghiên cứu về mặt lý luận trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các thông tư nghị định liên quan đến thuế GTGT tôi thấy bộ phận kế toán thuế GTGT của các công ty còn tồn tại một số vấn đề. Việc giải quyết các vấn đề này là cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
3.3.1. Về mặt lý thuyết
Quy định về phương pháp tính thuế và chứng từ kế toán thuế GTGT:
Trước hết, đối với các hộ kinh doanh cá thể không thể thực hiện được chế độ kế toán thì cần quy định cho cơ quan thuế địa phương áp dụng hợp đồng thuế khoán theo tỷ lệ doanh thu thực tế đầu ra. Tỷ lệ thuế khoán trên doanh thu của hộ kinh doanh cá thể cũng sẽ là cơ sở để khấu trừ thuế cho các DN đang thực hiện phương pháp khấu trừ thuế khi mua hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh làm đầu vào cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của DN; đối với các hộ kinh doanh có quy mô lớn, các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho các DN áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT để SXKD hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. Cần cho phép các DN áp dụng phương pháp khấu trừ sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ thông thường của hàng mua vào làm căn cứ để khấu trừ thuế GTGT. Đồng thời cần quy định lộ trình thực nghiệm hướng dẫn và bắt buộc họ cam kết thời gian chuyển sang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Quy trình hoàn thuế được xây dựng dựa trên luật thuế GTGT. Sửa đổi quy trình hoàn thuế đòi hỏi phải sửa đổi luật thuế GTGT. Trước mắt, cần thực hiện những vấn đề sau:
- Qui trình hoàn thuế GTGT dựa trên quan điểm doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo cơ chế tự khai báo thuế và tự nộp thuế; doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính trung thực về số thuế đã nộp. Dựa trên quan điểm này thì qui trình hoàn thuế được xây dựng trên cơ sở hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Vấn đề đặt ra là nếu doanh nghiệp vi phạm thì nhà nước phải xử lý, nếu nhà nước không xử lý được thì đó là trách nhiệm của nhà nước. Luật thuế đã qui địnhnhững trường hợp xử phạt, trong đó gian lận thuế GTGT bị phạt từ 1 – 5 lần giá trị gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt về vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, qui trình hoàn thuế theo cơ chế hoàn thuế trước, kiểm tra sau là phù hợp.
Mặc dù Ngành thuế cũng đã phân loại những đối tượng cần thực hiện việc kiểm tra, thanh tra trước, hoàn thuế sau; đối tượng cần được hoàn trước rồi mới kiểm tra, thanh tra sau theo Thông tư 82/2002/TT-BTC ngày 18/9/2002 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc thực thi còn nhiều lúng túng và phức tạp, bởi vì việc theo dõi doanh nghiệp hiện nay của Ngành thuế chỉ dựa vào các báo cáo từng thời kỳ do các doanh nghiệp gửi lên, chứ chưa theo dõi được các giao dịch của doanh nghiệp. Muốn giải quyết được tình trạng trên, ngành thuế phải thiết lập được hệ thống thông tin đến tận các doanh nghiệp đến các ban ngành – quận – huyện, để có thông tin kịp thời về các giao dịch của doanh nghiệp. Từ đó, có thể hạn chế được tối đa tình trạng gian lận thuế.
- Việc quản lý hoá đơn kê khai thuế cần phải thực hiện bằng hệ thống máy tính trên toàn quốc để truy cập, xác minh hoá đơn một cách thuận lợi và nhanh gọn. Do đó, ngành thuế cần phải phát triển hệ thống mạng giữa các tỉnh, thành phố nhằm xác định đúng số thuế GTGT kê khai khấu trừ, hoàn thuế; phát hiện kịp thời hoá đơn đã thông báo không còn giá trị sử dụng.
- Cơ quan thuế cần làm tốt chức năng xử phạt hành chính. Cần nghiêm khắc phạt và phạt nặng những đối tượng cố tình gian lận làm giảm số thuế phải nộp. Trường hợp cố tình làm giấy tờ giả để được khấu trừ thuế cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không đơn thuần chỉ xử phạt hành chính như hiện nay.
- Thực hiện đồng bộ giữa luật thuế GTGT và các luật có liên quan.
- Giáo dục người dân nhận thức được tầm quan trọng của hoá đơn khi đi mua sắm: người tiêu dùng cần phải lấy hoá đơn khi mua sắm bất kỳ hàng hoá nào nhằm tránh những hành động gian lận về thuế, giúp nhà nước thu đủ số thuế.
- Một số cán bộ trong ngành thuế, Hải quan chưa làm tròn và đúng vai trò, nhiệm vụ của mình. Trong một số trường hợp đã thông đồng với các đối tượng gian lận thuế, làm mất tiền của Nhà nước. Thiết nghĩ công tác cán bộ trong các ngành Thuế và Hải quan phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.