Về mặt lý thuyết

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số bất cập về kế toán thuế GTGT (Trang 75)

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành

b. Nhân tố bên ngoà

3.1.1. Về mặt lý thuyết

Hoạt động kế toán tại công ty khảo sát hiện đang áp dụng theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Có thể nói chế độ kế toán là “ chiếc áo rộng nhất” trong đó bao hàm đầy đủ các quy định kế toán phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các doanh nghiệp, phản ánh các hoạt động đặc thù liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, mô hình hoạt động, vốn sở hữu… của doanh nghiệp. Chế độ kế toán cùng với chuẩn mực, thông tư và nghị đinh liên quan đã hướng dẫn cho các doanh nghiệp hoạt động dễ dàng và thuận lợi hơn, đồng thời cũng giúp cho công tác kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội áp dụng theo quyết định 48/BTC, quyết định 15/BTC và các thông tư nghị định liên quan đến kế toán thuế GTGT như Thông tư 129/2008 của Bộ tài chính, Thông tư 28/2011/TT- BTC, Luật thuế GTGT số 13/2008... Chế độ kế toán cùng với hệ thống Luật, thông tư, nghị định đã giúp cho công tác kế toán thuế GTGT của doanh nghiệp thực hiện được dễ dàng hơn, chính xác và thuận lợi hơn, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả trong mọi hoạt động kinh tế tài chính, từ đó từng bước nâng cao tính trung thực, minh bạch của thông tin tài chính, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Mặc dù vậy nhưng công tác kế toán thuế GTGT tại các công ty vẫn gặp phải

một số khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về thuế GTGT cũng như chuẩn mực, chế độ kế toán. Có những nội dung trong luật thuế GTGT bộc lộ

một số bất cập nhất định đặc biệt là những qui định về khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Hay một số nội dung trong chế độ quy định lại gây khó khăn cho doanh nghiệp như quy định về việc lập chứng từ cũng ghi nhận của kế toán trong các nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hay có những vấn đề chế độ và chuẩn mực kế toán quy định nhưng khi vào thực tế tại doanh nghiệp lại áp dụng khác hoặc không đầy đủ. Cụ thể:

Quy định về phương pháp tính thuế và chứng từ kế toán thuế

Theo quy định hiện hành, các DN thường sử dụng một trong hai cách tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp; sử dụng một trong hai loại hoá đơn bán hàng tương ứng là: hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường (ngoài ra còn có: hóa đơn đặc thù, bảng kê mua hàng hóa của người không có hóa đơn) làm nảy sinh hiện tượng thuế trùng thuế và nguy cơ gian lận thuế. Trong trường hợp DN thực hiện phương pháp khấu trừ thuế GTGT có quan hệ kinh tế với DN thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hộ kinh doanh thì cả hai bên đều bị thiệt hại.

Cụ thể:

Đối với DN áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ của DN áp dụng phương pháp trực tiếp, để tính thuế GTGT thì dù có hoá đơn bán hàng (đã có thuế GTGT) nhưng không được sử dụng để khấu trừ thuế. Bởi, theo quy định chỉ có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT phát hành mới được khấu trừ thuế. Như vậy, trong các DN này mặc dù đã tuân thủ chế độ kế toán, giao dịch kinh tế có chứng từ pháp lý đầy đủ, nhưng trong chi phí hợp lý hình thành giá bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT vẫn có một phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Khi tiêu thụ sản phẩm, DN phải nộp thuế GTGT đầu ra trên tổng giá trị hàng hoá. Vậy là, thuế GTGT đầu ra vẫn đang đánh chồng lên thuế GTGT đầu vào làm

DN mất đi một khoản lợi nhuận, đó là sự bất bình đẳng không đáng có. Tương tự, khi DN thực hiện phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp mua dịch vụ, hàng hoá của các DN áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT, DN cũng có hóa đơn GTGT do DN áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT phát hành cũng không được khấu trừ thuế GTGT, họ cũng phải trả phần thuế GTGT đầu vào chìm trong giá bán ở đầu ra, tức là thuế vẫn đánh chồng lên thuế.

Đến nay, đã hơn 10 năm thực hiện Luật thuế GTGT nhưng tính ưu việt của Luật thuế này vẫn chưa thể thực hiện được một cách toàn diện và triệt để. Quy định về hai phương pháp tính thuế với hai loại hóa đơn bán hàng hiện nay chỉ phù hợp với giai đoạn đầu áp dụng Luật thuế GTGT để các đơn vị kinh doanh có “dự lệnh” chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thống nhất một chế độ chứng từ và một phương pháp tính thuế thống nhất. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh, nảy sinh hiện tượng tiêu cực ở chính các đơn vị đang áp dụng phương pháp khấu trừ, vì họ buộc phải mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa sổ sách về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và đó cũng là mảnh đất màu mỡ để các công ty “ma” buôn, bán hóa đơn GTGT trục lợi.

Quy định về quy trình hoàn thuế:

- Việc quy định “hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan Nhà nước có thầm quyền” là một quy định làm mất định tính thực thi của Luật Thuế GTGT. Hơn nữa với quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng và tuỳ tiện trong quá trình quyết định hoàn thuế.

- Trong trường hợp ngành thuế nghi ngờ doanh nghiệp gian lận thuế GTGT, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày là không đủ, bởi vì việc xác minh các hóa đơn mất rất nhiều thời gian, thậm chí không được cơ quan thuế các địa phương phản hồi. Theo báo cáo của cơ quan thuế thì có khoảng 50% số hồ sơ gởi đi xác minh là được phản hồi.

Trong trường hợp này ngành thuế buộc phải hoàn thuế cho doanh nghiệp. Do bức xúc với tình trạng ngân sách nhà nước bị rút ruột do gian lận thuế GTGT, hiện

nay cơ quan thuế chỉ đảm bảo hoàn thuế theo thời hạn 15 ngày trong những trường hợp thanh toán qua ngân hàng, những trường hợp xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới hoặc thanh toán bằng tiền mặt thì ngành thuế không đảm bảo thời hạn 15 ngày. Điều này lại dẫn đến tình trạng vi phạm luật.

- Việc hoàn thuế GTGT dựa trên những hóa đơn chứng từ đã có, còn tính trung thực của các hoá đơn chứng từ này (đã phát sinh từ 3 tháng trước đó) thì không được xác minh đầy đủ. Đây là thời gian đủ để các doanh nghiệp thực hiện phi vụ lừa đảo rồi bỏ trốn. Vì vậy cần phải thực hiện việc kiểm tra, ngăn chặn từ xa chứ không phải chờ đến khi doanh nghiệp xin hoàn thuế GTGT.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số bất cập về kế toán thuế GTGT (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w