Tác dụng của peptide khi tiêm vào chuột đã bị tiêm nọc độc rắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chuỗi polypeptide có khả năng ức chế độc tố thần kinh α - CBTX của nọc rắn hổ mang đất (naja kaouthia) bằng phần mềm discovery studi (Trang 51)

Qua bảng 4 chúng tôi nhận thấy liều gây chết 100% chuột thí nghiệm của α- cobratoxin là 0,8 mg/kgP vì vậy chúng tôi sử dụng liều này để gây độc cho các lô chuột thí nghiệm theo đường tiêm bắp. Sau khi tiêm nọc rắn, tiếp tục tiêm peptide cho chuột với thời gian và nồng độ như trên bảng 6.

Bảng 6: Tác động của peptide lên tỷ lệ chết của chuột đã bị tiêm nọc rắn.

Lô Liều nọc rắn

Liều peptide (mg/kgP/lần)

Thời điểm tiêm Peptide

Tỉ lệ chuột chết sau 72 giờ

Biểu hiện chức năng trong vòng 24 giờ 1 0,8 mg/ kgP 0 Không tiêm peptide 6/6 Chuột chết trong 2h 2 25 30 phút sau khi tiêm nọc rắn 6/6 Chuột chết trong 3h 3 50 30 phút sau khi tiêm nọc rắn 6/6 Chuột chết trong 4h

45

Nhìn vào bảng kết quả 6 cho thấy, khi tiêm peptide vào chuột đã bị tiêm nọc độc thì peptide không có khả năng làm thay đổi tỷ lệ chuột chết. Có thể thấy một số vấn đề có thể là nguyên nhân đưa đến kết quả này. Thứ nhất, trong khi peptide chỉ có khả năng tương tác với độc tố thần kinh α – Cbtx trong nọc rắn hổ mang N. kaouthia – đây là thành phần độc nhất trong nọc rắn nhưng không phải là phần chiếm khối lượng lớn nhất, trong nọc rắn chứa hàng nghìn protein khác nhau, chúng ta lại không có α – Cbtx tinh sạch mà thay vào đó sử dụng toàn bộ nọc rắn. Thứ hai, có thể do α – Cbtx có ái lực gắn với thụ thể khác nhau ở các loài khác nhau. Vì vậy một thí nghiệm tiếp theo được bố trí trong đó nọc độc được tương tác trực tiếp với chuỗi polypeptide bằng cách trộn chúng thành một hỗn dịch rồi ủ 30 phút sau đó tiêm cho chuột thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chuỗi polypeptide có khả năng ức chế độc tố thần kinh α - CBTX của nọc rắn hổ mang đất (naja kaouthia) bằng phần mềm discovery studi (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)