Hoàn thiện văn bản pháp lí liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận (Trang 70)

hàm cả yếu tố quốc tế nên đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên môn am hiểu sâu về nghiệp vụ thể theo dõi, kịp thời ngăn chặn hành vi trái pháp luật.

Hai là, không ngừng nâng cao trình độ cũng như tư cách của cán bộ thanh tra đồng thời phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với các cán bộ thanh tra không làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Ba là, xây dựng quy trình, chuẩn mực thanh tra hợp lí để công tác thanh tra trở nên hoàn thiện hơn góp phần thực hiện tốt nhất các hoạt động của ngân hàng.

3.3.3. Đối với quốc hội chính phủ và các cơ quan chức năng.

3.3.3.1. Hoàn thiện văn bản pháp lí liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. hàng.

Qua thực tiễn cho thấy, khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Trên thực tế các giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp vượt qua khỏi phạm vi quốc gia thì nhu cầu bảo lãnh càng gia tăng. Trong khi đó, các quy định trong quy chế bảo lãnh ngân hàng chưa theo kịp sự vận động này. Mặc dù Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh, bổ sung, các văn bản sau hoàn thiện hơn văn bản trước và điều đó đã tháo gỡ phần nào khó khăn cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Song các văn bản thường hay bổ sung, thay đổi điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ và không thống nhất đã gây khó khăn cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Một số điều kiện bảo lãnh quy định tại các quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và số 60/2009/QĐ-TTg chưa thực sự hợp lý và hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ bảo lãnh:

+ Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh, quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14, Bên bảo lãnh được từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh hoặc bên nhận bảo lãnh vi phạm các trường hợp như sử dụng vốn vay sai mục đích, vi phạm hợp đồng bảo lãnh có nghĩa là mọi trách nhiệm, rủi ro chỉ có phía NHTM phải chịu, còn trách nhiệm của Bên bảo lãnh trong việc thẩm định doanh nghiệp, phối hợp kiểm tra giám sát khách hàng chưa được đề cập đến.

Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay là cả quá trình dài. Nếu bên bảo lãnh lấy đó làm cơ sở để từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì sẽ rất khó cho NHTM. Thêm vào đó điều kiện bảo lãnh quá chặt chẽ và dường như chỉ dành cho các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có thể không cần được bảo lãnh cũng sẽ được NHTM cho vay. Cụ thể, các doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện để được bảo lãnh như: “Doanh nghiệp không có nợ quá hạn của NHTM, và các tổ chức kinh tế; không nợ đóng thuế; doanh nghiệp dùng chính tài sản bảo đảm hình thành vốn vay của NHTM để làm thế chấp bảo đảm cho khoản bảo lãnh của NHPT”. Với những doanh nghiệp “yếu” thực sự cần có sự hỗ trợ để tăng năng lực sản xuất, cần hỗ trợ đáp ứng điều kiện của NHTM về tài sản bảo đảm sẽ không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

Chính vì vậy việc cụ thể hóa nghiệp vụ bảo lãnh với một khung pháp lý hoàn chỉnh là một điều hết sức cần thiết đồng thời cơ chế bảo lãnh phải được qui định rõ ràng linh hoạt hơn để nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thiếu điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn do không có đủ tài sản đảm bảo tiếp cận được nguồn vốn các bên tham gia trong quan hệ bảo lãnh có thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Một môi trường pháp lý đồng bộ và chặt chẽ sẽ giúp cho bảo lãnh ngân hàng phát huy được tác dụng của nó với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận (Trang 70)