Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

- Việc xếp loại cán bộ công chức chỉ mang tính thủ tục cho năm đó, chƣa làm cơ sở để xem xét đánh giá cho những năm tiếp theo để chỉ ra cái gì tốt, cái gì chƣa tốt, cái gì cần phải khắc phục. Thực tế:

+ Kết quả đánh giá và năng lực, công hiến của nhân viên: 63,3% cho rằng kết quả đánh giá là ít chính xác hoặc không chính xác, chỉ có 35,8% cho là chính xác. Điều này thể hiện năng lực và cống hiến của nhân viên chƣa đƣợc đánh giá công bằng và chính xác.

+ Phản hồi từ ngƣời quản lý về những công việc nhân viên đã thực hiện: Theo lý thuyết, ngƣời quản lý phải có những phản hồi tích cực đến nhân viên về những việc đã làm, những việc cần phải làm. Tuy nhiên, có 53,3% ngƣời đƣợc hỏi trả lời thỉnh thoảng có trao đổi, 30% hoàn toàn không, 14,8% trao đổi khá nhiều. Nhƣ vậy cần chú trọng việc trao đổi thẳng thắn giữa lãnh đạo và nhân viên.

+ Ảnh hƣởng của mức độ hoàn thành công việc đến mức lƣơng: Hiệu quả công việc đạt đƣợc phải phù hợp và liên quan chặt chẽ với mức lƣơng nhân viên đƣợc hƣởng mới tạo động lực phấn đầu tốt hơn, góp phần cải thiện mức độ công việc của tổ chức. Có 52,2% ý kiến cho rằng có ảnh hƣởng, 25,8% trả lời không ảnh hƣởng, 20,8% trả lời quyết định đến mức lƣơng.

+ Ảnh hƣởng của mức độ hoàn thành công việc đến việc thăng tiến: Mức độ hoàn thành công việc cung cấp thông tin làm cơ sở phát triển nhân viên, thăng tiến nội bộ nhằm tạo động lực cho nhân viên phấn đấu. Kết quả cho thấy 72,2% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng có nhiều ngƣời đƣợc đánh giá

+ Động cơ làm việc sau đánh giá: 56,7% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng sau đánh giá cuối năm động cơ làm việc của họ là bình thƣờng, 9,2% không tốt, 28,3% khá và chỉ có 5% đánh giá là tốt. Nhƣ vậy, đánh giá công việc cuối năm chƣa thật sự tạo động cơ làm việc tốt cho nhân viên.

+ Phân loại nhân viên: 20,8% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng do ý kiến chủ quan của cấp trên, 40,8% do bầu chọn, bình xét và 37,5% do căn cứ vào bảng điểm.

+ Lãnh đạo và nhân viên có duy trì hồ sơ công việc hay không: Theo lý thuyết, ngƣời quản lý phải duy trì hồ sơ công việc của nhân viên và bản thân nhân viên cũng cần phải phải theo dõi công việc của mình để khi đánh giá, xem xét thực hiện đƣợc cụ thể, công bằng.

Kết quả điều tra phản ảnh việc làm nầy là chƣa tốt, cụ thể: Có 40% trả lời là không duy trì thƣờng xuyên, 40% trả lời có duy trì hồ sơ nhƣng không thƣờng xuyên, 19,2% trả lời có. Điều này thể hiện các cấp lãnh đạo chƣa quan tâm đến việc theo dõi việc thực hiện công việc của nhân viên, có để ý theo dõi thì cũng chung chung, không cụ thể.

+ Mức độ cung cấp kinh nghiệm, và cơ hội phát triển cho nhân viên: Theo lý thuyết, các cấp quản lý phải cung cấp kinh nghiệm và cơ hội phát triển nhân viên.

Kết quả điều tra: Có 49,2% ngƣời đánh giá là khá, 22,5% số ngƣời đánh giá là bình thƣờng và không tốt, chỉ có 17,2% số ngƣời đánh giá là tốt, 11% là rất tốt t. Nhƣ vậy, cần phải nâng cao mức độ cung cấp kinh nghiệm và cơ hội phát triển cho nhân viên của các cấp quản lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 73)