Bài học thứ mười: Khắt khe với bản thân nhưng khoan nhượng với người khác

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị tại Apple dưới sự điều hành của Steve Jobs (Trang 69)

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN

4.2.2.10Bài học thứ mười: Khắt khe với bản thân nhưng khoan nhượng với người khác

với người khác

Từ bản tính cầu toàn, tỉ mỉ, luôn đòi hỏi sự chính xác cao, Steve Jobs đã luôn có sự đòi hỏi rất khắt khe đối với nhân viên dưới quyền của mình. Điều này đã

khiến không ít nhân viên cảm thấy bức bách khi phạm phải một sai lầm nào đó, dù là nhỏ nhặt. Từ đó Steve Jobs đã vô tình triệt tiêu đi tính sáng tạo của các nhân viên dưới quyền của mình, họ sợ hãi ông hơn là kính phục ông và mọi sự sáng tạo của Apple luôn đè nặng trên vai của Steve Jobs. Điều này nghe có vẻ nực cười bởi Steve Jobs – linh hồn của Apple, vẫn làm cho Apple thành công rực rỡ từ cách quản trị “khắt khe” đó. Thế nhưng, không phải CEO nào cũng có tính sáng tạo thiên bẩm và cái đầu “số hóa tài tình” như Steve Jobs để có thể gánh vác toàn bộ công việc của công ty.Vì vậy một chút khoan nhượng với nhân viên sẽ rất hợp lý nếu điều đó khiến cho nhân viên không ngại phát huy khả năng sáng tạo hữu ích của mình.

KẾT LUẬN

Sự thành công vượt bậc của Apple sau năm 1997 là một bức tranh phản ánh tư duy quản trị mới của nhà lãnh đạo trong thời kỳ cạnh tranh kinh tế khốc liệt trong ngành công nghệ thông tin nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Thật khập khiễng nếu so sánh một công ty có vốn hóa thị trường lớn và đạt tầm thế giới như Apple với doanh nghiệp tại Việt Nam về cung cách quản trị cũng như vị trí CEO; tuy vậy việc nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá sự thành công của Apple và vai trò của nhà quản trị đại tài Steve Jobs sẽ để lại nhiều bài học về cách thức quản trị doanh nghiệp của Việt Nam và tư duy mới, dám nghĩ dám làm của lớp trẻ CEO Việt Nam.

Trong nên kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng và toàn diện, chúng ta sẽ phải đối diện với các tập đoàn kinh tế hùng mạnh có cung cách quản lý hiện đại, nguồn lực tài chính dồi dào bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải đánh giá lại nội lực của mình và ảnh hưởng môi trường kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cần phải có những nhà quản trị có đủ tầm để chèo lái doanh nghiệp vượt qua những khó khăn và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị tại Apple dưới sự điều hành của Steve Jobs (Trang 69)