Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN
4.2 nghĩa và bài học kinh nghiệm 1 Ý nghĩa
4.2.1 Ý nghĩa
Sau sự trở lại của Steve Jobs, Apple đang bên bờ vực phá sản, đã gây dựng nên một đế chế công nghệ với chữ "i" sáng tạo ( “i” trong iPhone, iPod, iMac và
sau cùng là chiếc iPad), đưa giá trị thị trường của Apple lên đứng thứ nhì toàn cầu và thứ nhất thế giới trong nhưng công ty công nghệ cao. Từ đây ta có thể thấy được việc quản trị của Steve Jobs sau khi trở về với Apple đã rất hiệu quả.
Steve Jobs đã giúp Apple hồi sinh bằng một chuỗi các sản phẩm mang tính cách mạng, điều đó chính là nhờ lối tư duy chiến lược đúng đắn của ông, có thể nói chưa một công ty IT nào làm được như Apple của Steve Jobs- luôn luôn đổi mới sản phẩm, làm cho người tiêu dùng toàn thế giới không ngừng đi từ ngạc nhiên thú vị này tới ngạc nhiên thú vị khác.
Bên cạnh đó, Steve Jobs còn có một tầm nhìn chiến lược rất xa, ông đã thấy trước sản phẩm máy tính cá nhân sẽ phải nhường chỗ cho máy tính bảng và điện thoại thông minh, mặc dù các sản phẩm này thời điểm đó đang rất thành công. Từ tháng 6/2010, ông đã nhắc đến thời kỳ hậu máy tính cá nhân khi máy tính cá nhân bị coi là cỗ xe tải cồng kềnh chỉ dùng cho các việc nặng nhọc còn máy tính bảng là chiếc xe con sang trọng ai cũng cần. Apple ngừng sản xuất máy tính cá nhân. Và điều đó hiện nay đã được chứng minh đúng.
Tuy nhiên, từ bản tính luôn đòi hỏi sự cầu toàn, Steve Jobs không tránh khỏi việc xây dựng một “đế chế Apple” có nhiều kỷ thuật thép và chế tài khắc nghiệt như:
• Steve Jobs không khoan nhượng cho sai lầm. Điển hình là dịch vụ Mobile Me đã đề cập tại phần phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tại chương này.
• Sự quản lý tập quyền của Steve Jobs: Ở Apple không có khái niệm "Phó giám đốc phụ trách mảng abc", chỉ có những phó giám đốc nắm thông tin và báo về cho Steve Jobs. Tất cả các quyết định về thiết kế sản phẩm, marketing, nghiên cứu phát triển cho đến những chuyện nhỏ nhặt như thiết kế của chiếc...xe bus đưa đón nhân viên, đồ ăn phục vụ ở căng tin công ty... đều do Steve Jobs trực tiếp chỉ đạo.
•
• Lịch hoạt động chính xác như đồng hồ Thụy Sỹ, câu nệ từng tình tiết nhỏ nhất….
Từ những ý nghĩa trên, ta có thể nhìn thấy Apple sau năm 1997 không chỉ qua lăng kính “màu hồng” - thành công rực rỡ: giá trị thị trường lớn, một CEO tài ba, đội ngũ nhân viên xuất chúng, sản phẩm luôn đi trước thời đại….Mà chúng ta còn thấy một Apple với môi trường làm việc khắc nghiệt, được đánh giá là công ty có môi trường làm việc khắc nghiệt nhất trong số các công ty dotcom lớn trên thế giới, điều đó đã làm cho Apple có một số hạn chế nhất định như: làm hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên hiện tại, thậm chí “chảy máu chất xám”, và vô hình dung gây ra rào cản gia nhập vào Apple của các nhân tài từ các đối thủ cạnh tranh cũng như bên ngoài. Từ đó chúng ta sẽ đưa ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn cho các nhà quản trị ở phần sau.