“Giống như đang ở trong căn phòng của một nghệ sỹ, Steve đi tới đi lui quan sát, nhìn ngắm sản phẩm của mình và bình luận giống hệt một ông thầy khó tính, chỉ có điều, ông thường đưa ranhững đánh giá có tính phủ định… Các kỹ sư có thể mời Steve đến xem mẫu mã phần mềm mới nhất của họ. Steve sẽ kiểm tra một lượt rồi trả lại cho họ và nói: chưa được tốt lắm. Ông ấy luôn thôi thúc mọi người không ngừng nâng cao mức độ kỳ vọng vào giá trị các sản phẩm của mình. Bởi vậy, họ luôn làm những công việc mà bản thân họ chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm được…. Steve lúc nào cũng giàu sức lôi cuốn và khả năng kích thích tinh thần làm việc của nhân viên,
khiến họ tin rằng mình đang tham gia vào một sự nghiệp vô cùng vĩ đại và nhờ vậy họ có thêm rất nhiều động lực để làm việc. Thế nhưng, khi ông từ chối thành quả lao động của những nhân viên này, ông cũng lại tỏ ra hết sức lạnh lùng, nghiêm nghị, cho đến khi ông nhận thấy thành quả của họ đã đạt đến độ hoàn mỹ và xứng đáng xếp vào Macintosh”.
3.2.4.3 Hoàn mỹ
“Đó là sự khác biệt giữa Steve và những người khác, ví dụ như Bill Gates. Bill Gates cũng vô cùng thông minh, nhưng ông ấy không theo đuổi sự hoàn mỹ tuyệt đối. Ông ấy thích chiếm lĩnh thị trường hơn. Dù trong tay nắm con bài gì đi nữa, ông ấy cũng sẽ tung ra để chiếm lĩnh thị trường. Steve không như vậy, ông ấy sùng bái sự hoàn mỹ”.
Một cựu kỹ sư của Apple từng nói, Jobs là người bị ám ảnh bởi thẩm mỹ và mỹ học đến mức cực đoan. Không chỉ muốn thiết kế nên những sản phẩm đẹp mắt bên ngoài, ông thậm chí còn muốn phần ruột bên trong của máy tính Mac cũng phải... hấp dẫn. Lấy thí dụ, các dây nối bên trong sẽ phải có đủ màu đúng như logo cầu vồng thưở ban đầu của Apple.