Kết cấu theo kiểu dòng ý thức

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 94)

5. Kết cấu

1.2. Kết cấu theo kiểu dòng ý thức

Dòng ý thức là dòng chảy có tính phi logic, là trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm. Trong dạng kết cấu theo phương pháp dòng ý thức, các thủ pháp được vận dụng chủ yếu là đảo ngược thời gian, đồng hiện, hoà trộn ảo và thực. Qua khảo sát các tác phẩm truyện ngắn của các tác giả nữ trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy những truyện ngắn được viết theo kiểu kết cấu này chiếm một số lượng đáng kể. Mỗi câu truyện là một dòng trôi chảy của tâm trạng nhân vật, lẽ tất nhiên là chúng ta chỉ dừng ở việc xem xét sự chuyển động, biến đổi tâm lý của người phụ nữ trong các sáng tác. Từ đó hiểu

rõ hơn cái nhìn, quan niệm nhân sinh của nữ giới, khẳng định được vẻ đẹp riêng, hương sắc riêng của người đàn bà trong quá trình hội nhập, phát triển của đất nước.

Cô gái mù mang Làn môi đồng trinh trong sáng tác của Võ Thị Hảo luôn mơ ước, khao khát nhận được một nụ hơn cứu rỗi của một thiên thần. Theo dòng cảm xúc của tác giả, ta cảm được tấm lòng thương xót, cái nhìn nhân ái trước những điều mơ mộng của Hằng. Ta cũng thấy ngời sáng trên trang viết vẻ đẹp của một tâm hồn ngây thơ, thánh thiện nơi cô gái mù. Mỗi một biến cố xảy ra trong đời sống lại trực tiếp giúp Hằng nhận thức rõ hơn về cuộc đời. Nụ hôn của chàng trai hàng xóm đã làm sống dậy niềm ước mơ, hy vọng về hạnh phúc của cô gái tật nguyền. Cũng nhờ làn môi đồng trinh ấy, mà chàng trai hàng xóm bỗng dấy lên một tình cảm yêu thương, che chở “cậu thầm cảm ơn cô, bởi vì, trên làn môi ấy, chính làn môi đồng trinh nhạt màu

ấy cậu đã biết nếm trải “cái hôn của chúa ban cho loài người” [3, tr 101].

Điều này đã góp phần khẳng định sức mạnh của một tâm hồn trong sáng, thánh thiện ở người phụ nữ bao giờ cũng có sức cảm hoá sâu sắc đối với con người.

Nguyễn Ngọc Tư lại làm rõ trong truyện ngắn Một trái tim khô một tâm trạng trầm lặng của Hậu khi phát hiện người chồng đã tìm cách giết hại mình chỉ vì của cải vật chất, vậy mà vẫn giả đóng kịch thể hiện sự quan tâm, trìu mến “Cái người đàn ông đang đứng trước mặt mình đây, là chồng, vậy mà bây giờ nhìn mặt thấy xa lạ, ghê tởm, thấy mình nẫu lòng ra, muốn chết

quách đi cho rồi” [7, tr 146]. Những biến cố éo le cứ thể xảy đến, một cách

tình cờ Hậu lại được chính Nhâm, người định dâm Hậu thuê cho chồng, đem lòng thương yêu. Không giận chồng, không giận Nhâm, Hậu vẫn tiếp tục một cuộc sống bình thường, giản dị, hạnh phúc. Hạnh phúc thay khi người phụ nữ biết mở lòng thứ tha, rộng lòng với người đời. Song cũng đáng tiếc thay cho

những điều trùng hợp “Sao biết nhau ở đây, để thương nhau đến mức nầy, để rồi nhận ra lúc trước đã gặp gỡ một lần ở cua Bún Bò, trong một tối đèn thì u

ám vàng vọt mà cái vệt sắc lạnh của con dao lại lóe lên” [7, tr 153]

Đọc thêm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, ta càng thấm thía sâu sắc tấm lòng của người phụ nữ với cuộc đời, với người khác và với chính bản thân mình. Truyện ngắn Hậu thiên đường xoay quanh một tình huống tâm trạng của một người phụ nữ 40 tuổi. Vốn là một người phụ nữ nhan sắc “luôn ngoan ngoãn trong vòng tay của hết người đàn ông này đến đàn ông khác”

[16, tr 462]. Bước sang tuổi 40, chị quyết chạy trốn tuổi già rầm rập sau lưng ... bằng một thái độ sống gấp gáp, vội vàng mà quên đi mình còn có một gia đình khuyết và một cô con gái đang rất cần mẹ. Chỉ khi tạm dừng lại một phút trên chặng đường trốn chạy cuộc sống, chị mới nhận ra thực tế, chị cô đơn, luôn cô đơn. Nỗi cô đơn khiến chị ý thức được mình là một người mẹ và giật mình khi nhận ra con gái đang đi lại con đường mòn của chị. Tình huống được đẩy đến cao trào khi chị phát hiện ra người đàn ông tán tỉnh con gái là một kẻ hèn hạ, xấu xa, đã một vợ hai con lại luôn tìm cách bòn rút từng đồng hào của con bé. Chị thấy mình “Giống như người điên, lại giống như kẻ bị mất của, cũng như người đáng xổ số, chỉ lệch một số cuối cùng của giải độc

đắc. Cuồng điên tiếc nuối bất lực tôi lao ra đường” [6, tr 472]. Sự tuyệt vọng,

bất lực đã dẫn đến cái chết thương tâm của nhân vật. Với thư pháp đồng hiện hòa trộn quá khứ, hiện tại, nỗi đau quá khứ và cảm giác cô đơn, trống rỗng hiện tại, Thu Huệ đã giúp ta nhận ra bi kịch của người đàn bà và nỗi cô đơn của cô bé khi sống thiếu sự quan tâm, che chở của vòng tay người mẹ. Đó cũng là bi kịch của sự không hiểu nhau giữa hai thế hệ trong một không gian gia đình. Tác phẩm là lời nhắc nhở con người cần xem xét lại vị trí, vai trò trách nhiệm của mình trong môi trường xã hội hiện đại. Truyện của Thu Huệ thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người phụ nữ, những

người mẹ và giúp họ nhận ra những quy luật nhân quả muôn đời của tình mẫu tử.

Một phần của tài liệu Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)