5. Kết cấu
2.2. Chung thuỷ, giàu đức hy sinh:
Phẩm chất vốn có của người phụ nữ chính là sự thuỷ chung tận tuỵ, giàu đức hi sinh. Họ luôn mong muốn mọi điều tốt lành sẽ đến với cuộc sống của mình và mọi người. Chắt chiu, góp nhặt từng niềm hạnh phúc giản đơn, bé nhỏ là ước muốn thiết tha của các cây bút nữ trong từng dòng văn, từng câu chuyện. Với bản tính nhân hậu, vị tha, người phụ nữ xứng đáng được hưởng trọn niềm hạnh phúc trong đời sống.
Với chất giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào, Nguyễn Ngọc Tư đưa ta vào thế giới của sông nước miệt vườn Nam bộ cùng những người phụ nữ trầm lắng, thiết tha trong tình cảm. Chiều vắng viết về một mối tình tay ba, chỉ có điều người thứ ba là dì Thu Lý không hề xen vào giữa hai người Thu Lê, chị gái và cậu Tư Nhớ mà cứ thầm lặng bên đời hy vọng, yêu thương, mong cậu Tư nhớ hạnh phúc. Dẫu cho Tư Nhớ không bao giờ tha thứ cho gia đình mình vì đã phá nát hạnh phúc gia đình cậu, cướp Thu Lê đi nhưng dì không giận bởi hạnh phúc với người đàn bà là được hy sinh cho những người yêu thương. Ngày nào dì cũng ghé qua nhà anh ân cần, hỏi han, quan tâm, cứ như thế dì là cô Tấm trong truyện cổ tích. Và đôi khi dì sang chỉ để nói những câu chuyện bâng quơ, mong được anh trải lòng. Hai mươi năm đã trôi qua, tóc đã trắng, dì vẫn ôm ấp một mối tình, anh rể vẫn lạnh lùng, xa cách. “Bởi mỗi khi gặp nhau, lòng người này chỉ toàn những oán giận, những nỗi đau, còn người kia tràn đầy niềm yêu thương vô vọn mà họ đã không còn ở tuỏi hai mươI, ba
mươI đê nói ra tâm trạng ấy bằng lời” [22]. Không có được hạnh phúc bên
anh, dì sẵn sàng tìm cách giúp anh được hạnh phúc, gặp lại Thu Lê.
Cũng cùng một tâm trạng, nỗi niềm ấy là những người phụ nữ chân chất trong Dòng nhớ, Một mình của Nguyễn Ngọc Tư. Yêu là phảI biết cho đi, không tính toán, không chờ đợi. Biết yêu là một hạnh phúc, với bản tính
nhẫn nhịn, cam chịu, người phụ nữ sẵn sàng chịu khổ đau, hy sinh ước vọng của riêng mình để người mình yêu được hạnh phúc.
Với bút pháp đa dạng, phong phú, dịu dàng mà dữ dội, Võ Thị Hảo đưa người đọc vào một thế giới tâm linh trong Dây neo trần gian để lòng người thoả mãn ước vọng, nguyện cầu thần thánh ban cho những điều tốt đẹp. Người đàn ông tuyệt vọng nghĩ rằng mình sẽ là người thứ 12 ra đi vì chất độc da cam nơi chiến trường. Cô gái lại tin tưởng bằng 999 bím tóc buộc quanh bức tranh ảnh anh sẽ níu kéo, giữ anh ở lại trần gian. Dẫu anh đã lấy vợ từ lâu, khi đó cô chưa yêu anh nhưng chính sự cảm thông, thương xót, nhân ái khi biết anh đang chịu sự ám ảnh bởi cái chết đã giúp cô có đủ dũng khí để hy sinh, sẵn sàng làm những điều điên rồ nhất mang anh trở lại với cuộc đời lạc quan…
Bước ra khỏi chiến trường, Thảo trong tác phẩm Người xót lại của
rừng cười của Võ Thị Hảo đã góp thêm một tiếng nói khẳng định sâu sắc tình
yêu chân thành, giàu đức hy sinh nơi người phụ nữ. Vì yêu Thành lên cô chấp nhận ra đI, chấp nhận chịu đựng nỗi buồn khổ cho riêng mình. Cứ mỗi tối thứ năm Thảo lại viết một bức thư cho mình để mỗi sớm mai lại đạp xe ra bưu điện bỏ thư và lại nhận nó vào mỗi chiều thứ bẩy. Là người xót lại của rừng cười, Thảo không muốn làm cho các vong hồn con gái các chị cùng đồng đội phải tủi hổ. “Em cũng sẽ khiến cho Thành mãi mãi là chàng hoàng tử hào
hiệp của chúng ta” [4, tr 104]… Dâng hiến tuổi thanh xuân cho chiến tranh,
dâng hiến tình yêu cho Thành hạnh phúc sung sướng, người phụ nữ đã vắt kiệt mình để toả sáng trên trang đời và trên trang văn của Võ Thi Hảo … Ta bắt gặp cái nhìn nghiệt ngã của nữ nhà văn về cuộc đời nhưng ta cũng cảm nhận được cái nhìn ấm áp, dịu dàng, đầy sự cảm thông chia sẻ của tác giả về cuộc đời người phụ nữ